Để hiểu ATD là gì cũng khá đơn giản. Trong cuộc sống hàng ngày, chắc bạn nghe câu sau có quen không nhé.
“Đã bảo là tôi sẽ có mặt trong 5 phút nữa. Gọi gì nhiều thế?!”
Bao lâu bạn phải đợi một người bạn đến muộn? Đến nơi không đúng giờ hẹn, thì bị nhắc thôi.
Thật ngạc nhiên khi một số người quản lý thời gian quá tệ trong khi lại rất giỏi trong việc tạo ra lý do cho việc đi trễ kinh niên. Đó là giao thông, xe cộ hỏng hóc, sự cố khẩn cấp… Dù là trường hợp nào thì lần này, bạn lại viện cớ khác, lãng phí thời gian và có thể cảm thấy bực mình, tức giận hoặc khó chịu, tùy thuộc vào kiểu nhân vật của bạn.
Đó là trong cuộc sống hàng ngày. Sự trễ hẹn gây nên sự khó chịu.
Còn trong kinh doanh, thời gian là tiền bạc. Và trong ngành Logistics, nơi bạn thường xuyên phải kết nối nhiều quy trình và con người thành một chuỗi hoạt động chính xác, cái giá của sự chậm trễ là khá cao và giá trị của việc lập kế hoạch chính xác là vô cùng lớn.
Chính vì thế việc ghi nhận chính xác mốc thời gian trong vận tải (ATD, ATA…) sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được thời gian trong quá trình giao nhận hàng, từ đó kéo theo kế hoạch phù hợp cho các công đoạn sản xuất kinh doanh.
Vậy…
ATA (Actual Time of Arrival) là thời gian đến thực tế, chính là thời điểm phương tiện vận chuyển đến địa điểm đích..
Ví dụ: ngày tàu thực tế cập cảng Cát Lái thì đó chính là ATA của chuyến tàu đó.
ATA thường khác với ETA (thời gian đến dự kiến), vì các yếu tố trong môi trường thực tế thường ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển.
Điều quan trọng là cần kế hoạch cho ETA và theo dõi ATA cho các phương tiện. Mặc dù ETA hữu ích cho việc lập kế hoạch vận chuyển, nhưng nó chỉ mang tính dự kiến, và không phải lúc nào cũng đáng tin cậy hoặc chính xác.
Theo dõi thời gian ATA có thể giúp xác định các điểm nghẽn tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng và thậm chí dự báo các ETA trong quá trình giao hàng chặng cuối chính xác hơn.
Ví dụ: Nếu ATA của một người lái xe tải liên tục bị chậm hơn so với ETA, bạn có thể cố gắng tìm ra lý do để có ETA chính xác hơn trong tương lai.
Giả sử một lái xe theo kế hoạch cần đến địa điểm trả hàng lúc 3 giờ chiều - Đây là ETA. Tuy nhiên, do kẹt xe trên đường nên thực tế không như kế hoạch. Xe đã đến đích lúc 5 giờ chiều - thì đây là ATA.
Khái niệm ATA là gì cũng khá dễ hiểu. Bạn có thể tìm hiểu thêm các mốc thời gian quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển và logistics như: ETA, ETD, ATD.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.