Bạn muốn tìm hiểu các tuyến vận tải biển quốc tế để biết mức độ giao thương giữa các khu vực? Và cũng có thể biết Việt Nam chúng ta đang nằm ở đâu trên các tuyến giao thông huyết mạch của toàn cầu?
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và hiểu biết về chủ đề đó. Bao gồm các tuyến đường kết nối các khu vực kinh tế phát triển, các tuyến đường đặc thù theo loại hàng. Và ở phần cuối sẽ đề cập tới các eo biển và kênh đào với vai trò quan trọng như các “nút thắt” đối với các tuyến hàng hải toàn cầu.
Trong bài này, thuật ngữ “tuyến vận tải biển” được hiểu là các tuyến đường trên biển mà tàu lớn thường đi qua trong hành trình từ các cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng, thường ở các quốc gia khác nhau. Tiếng Anh gọi là sea shipping route. Tuyến đường nào cảng có nhiều tàu bè đi qua, thì càng có vai trò quan trọng. Các tuyến chính là tuyến có mật độ lớn nhất.
Nếu tổng hợp và thể hiện đường đi cũng như sản lượng hàng của các tuyến vận tải biển trên bản đồ, thì ta có thể thấy trực quan như hình sau:
Đó là minh họa cho giai đoạn hiện nay. Các đường màu cam thể hiện hướng đi cũng như mức độ tấp nập, bận rộn: đường càng đậm nghĩa là càng nhiều tàu và hàng qua lại.
Thông thương toàn cầu sử dụng nhiều phương thức vận tải, nhưng trong bài này chỉ nói đến các tuyến đường sử dụng cho phương thức vận tải biển quốc tế.
Trong lịch sử, trước đây các con tàu buồm sử dụng sức gió và các dòng hải lưu để xác định lộ trình. Các tuyến hành hải do đó phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên. Ban đầu, những người đi biển phải sử dụng các cột mốc cố định nào đó ở ven biển (coastal landmarks - dãy núi, vịnh, doi đất…) để định vị, các tuyến vận chuyển thời đó bị hạn chế nhiều về khoảng cách (không xa bờ). Về sau, khi người ta học được cách xác định được tọa độ chính xác nhờ các yếu tố thiên văn, các chuyến đi biển xa trở nên thuận tiện hơn.
Khi động công nghệ cơ ra đời, tàu biển không còn chạy bằng năng lượng gió nữa, mà sử dụng động cơ hơi nước, động cơ đốt trong… để hành trình. Các tuyến đường biển cũng dần thay đổi cho đến hiện nay.
Mỗi con tàu chở hàng thường xuất phát từ cảng xếp hàng và hành trình đến cảng đích trả hàng. Trên một tuyến đường giữa 2 cảng (hoặc 2 khu vực) có thể ít hoặc nhiều tàu qua lại, tùy theo mức độ thông thương. Nhu cầu ít tuyến đường đó không phổ biến và ít quan trọng. Nhưng khi số lượng tàu và lượng hàng lưu chuyển trên 1 tuyến đường tăng nhiều, thì tuyến đó trở nên quan trọng.
Trên thực tế, nhu cầu giao thương kéo theo nhu cầu vận chuyển. Các khu vực giao thương càng nhiều với nhau thì có lượng tàu bè vận chuyển kết nối càng lớn.
Nói như vậy nghĩa là, cơ sở hình thành các tuyến vận tải quan trọng trên thế giới xuất phát từ nhu cầu giao thương giữa các vùng kinh tế phát triển trên thế giới với nhau (và với các vùng khác). Do đó cũng có thể coi các tuyến vận tải biển là các “tuyến thương mại”. Cho đến gần đây thì có 3 khu vực kinh tế phát triển nổi bật với lượng hàng và tàu qua lại lớn nhất toàn cầu:
Từ các khu vực này, hình thành nên các tuyến đường hàng hải trọng yếu giúp lưu thông hàng hóa hỗ trợ cho thông thương.
Ở các khu vực còn lại, sự phát triển kinh tế và nhu cầu vận chuyển thấp hơn, nên hình thành những tuyến thương mại khác với lượng hàng và lượng tàu ít hơn. Có thể kể tới như: châu Đại Dương, Nam Mỹ, châu Phi (hạ Sahara).
Ngoài nhu cầu giao thương giữa các khu vực, việc hình thành tuyến đường biển còn phụ thuộc vào điều kiện có thuận lợi hay không, gồm cả các yếu tố tự nhiên lẫn con người. Điển hình có thể nói tới:
Khi đã có nhu cầu giao thương và khả năng cung cấp dịch vụ vận tải biển, còn yếu tố khác nữa giúp hình thành nên tuyến đường. Đó là chi phí vận chuyển phải hợp lý, thời gian hành trình chấp nhận được. Nghĩa là thời gian và chi phí phải khả thi để đưa nhu cầu của 2 bên gặp nhau: bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển.
Ngoài nhu cầu tổng thể vận chuyển các loại hàng giữa các khu vực địa lý, với mỗi nhóm hàng cụ thể có thể lại có những tuyến đường vận chuyển riêng phù hợp với nhu cầu của riêng thị trường hàng hóa đó. Phần dưới đây sẽ chi tiết hơn về 3 nhóm quan trọng:
Khi nói đến vai trò của các tuyến đường, cũng cần để ý đến tổng lượng hàng hóa lưu thông trên toàn cầu trong mỗi năm để có cái nhìn tổng thể. Theo thống kê của statista.com, lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển lên tới gần 11 tỷ tấn vào năm 2021, trong đó:
Có thể thấy tổng khối lượng hàng vận chuyển đường biển biểu thị bằng đường màu đen trong đồ thị dưới đây qua các năm từ 1955-2021.
Phía trên là thống kê theo khối lượng hàng hóa bằng đơn vị tấn.
Nếu tính theo khối lượng luân chuyển (tấn-kilomet) của các nhóm mặt hàng chính qua các năm, ta có thể xem biểu đồ dưới đây:
Trong phần tiếp theo, ta sẽ xem xét các tuyến thương mại chính cho từng nhóm mặt hàng trong biểu đồ trên:
Như trên tôi đã nói đến 3 khu vực kinh tế phát triển là Bắc Mỹ, Tây Âu, và Viễn Đông. Các khu vực này kết nối với nhau chủ yếu theo trục Đông - Tây trên biển (xem hình dưới).
Theo trục này, hình thành nên 3 tuyến vận tải biển tấp nập nhất: xuyên Đại Tây Dương, xuyên Thái Bình Dương, và Á-Âu.
Nếu muốn xem số liệu thống kê 3 tuyến này theo nhiều năm, có thể xem bảng dữ liệu do UNCTAD cung cấp trong Review of Maritime Transport 2023 (trang 40) như hình dưới:
Xem xét 3 tuyến chính này có tổng trên 60,9 triệu TEU, chiếm gần 37,5% so với tổng sản lượng hàng container toàn cầu 162,5 triệu TEU trong năm 2022, chi tiết trong bảng tiếp theo đây (UNCTAD - trang 41):
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết từng tuyến.
Tuyến vận tải này kết nối các cảng chính ở Bắc Mỹ với Bắc Âu và Địa Trung Hải. Từ những phần khác của 2 lục địa này (Nam Mỹ, Đông Âu) không được thống kê vào tuyến này.
Đây là tuyến vận tải đầu tiên sử dụng container và được “container hóa” trong lịch sử phát triển của phương thức vận tải bằng container.
Từ bảng thống kê của UNCTAD phía trên có thể thấy tuyến xuyên Đại Tây Dương đảm nhiệm 8,5 triệu TEU so với các tuyến xuyên Thái Bình Dương (28,2 triệu TEU) và tuyến Á- Âu (24,2 triệu TEU).
Tuyến này kết nối các cảng biển thuộc vùng Đông Á đến các cảng phía tây của Bắc Mĩ, bằng hành trình qua Thái Bình Dương.
Như số liệu trong bảng trên của năm 2022, tuyến Trans-Pacific đảm nhiệm 28.2 triệu TEU chiếm khoảng 17,4% của toàn cầu (162,5 triệu TEU). Có thể thấy đây là tuyến vận tải biển bận rộn nhất trên thế giới.
Việt Nam chúng ta nằm trên tuyến Trans-Pacific với phía tây của Bắc Mỹ, và tuyến Á-Âu kết nối với Ấn Độ và Bắc Âu. Các cảng chính có khả năng đón tàu mẹ gồm Cái Mép (ở phía Nam) và Lạch Huyện (ở Phía Bắc).
Ghi chú: Với hàng từ khu vực Viễn Đông sang bờ Đông của Hoa Kỳ, có thể vẫn sử dụng tuyến Trans-Pacific, đi vòng qua kênh đào Panama hoặc kết hợp với đường sắt từ bờ Tây sang bờ Đông.
Tuyến này đứng thứ 2 về mức độ nhộn nhịp, chỉ sau tuyến xuyên Thái Bình Dương. Số liệu trên cho thấy, tuyến Á- Âu chiếm gần 15% toàn cầu với con số là 24,2 triệu TEU.
Tham gia vào tuyến có các cảng biển lớn nằm ở 2 khu vực chính dưới đây (không gồm vùng Tây Á và tiểu lục địa Ấn Độ):
Trên phạm vi toàn cầu, đã có khoảng 1,95 tỷ tấn dầu thô được vận chuyển bằng đường biển vào năm 2022.
Các tuyến vận chuyển dầu thô bằng đường biển phổ biến nhất bắt nguồn từ các nước Trung Đông như Saudi Arabia, Iraq. Theo đó, các tàu chở dầu đi qua eo biển Bab-el-Mandeb, ngăn cách Djibouti (thuộc châu Phi) với Yemen (châu Á), hay eo biển Hormuz, là tuyến đường vận chuyển dầu chính của thế giới, ngăn cách Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman với Iran. Sau đó, từ các địa điểm này các tàu chở dầu sẽ hành trình mất 2-4 tuần để tới các khu vực:
Hàng rời khối lượng lớn thường gồm những loại chính: quặng sắt, than đá, ngũ cốc…
Ngoài ra còn có các mặt hàng rời phụ như: phân bón, thép, xi măng, đường… cũng có tuyến vận chuyển như hình vẽ dưới đây.
Trên các tuyến thương mại chính có các nút thắt, hay điểm nghẽn (chokepoint) có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tàu bè.
Hành trình vận tải biển quốc tế hiện gặp phải một số các nút thắt quan trọng sau:
Ngoài ra, còn có những vùng biển được coi là các nút thắt phụ, cũng có vai trò quan trọng trong giao thương đường biển. Trong đó có thể kể tới các kênh, eo biển (strait) như:
Trong bài này tôi đã nêu rõ các tuyến vận tải chính tương ứng với các nhóm mặt hàng quan trọng. Thông tin cần lưu tâm là sản lượng hàng trên các tuyến chính, và tỷ trọng so với tổng thể.
Lấy số liệu năm 2021, lượng hàng vận chuyển biển toàn cầu là gần 11 tỷ tấn, gồm: dầu thô (tấn), sản phẩm dầu (tấn) hàng khô (tấn).
Trong nhóm hàng khô, hàng container 1,95 tấn (163,6 triệu TEU). Năm 2022 khối lượng vận chuyển container toàn cầu giảm còn 162,5tr TEU. Trong đó 3 tuyến chính: Trans-Atlantic 8,5 triệu TEU (5,23%), Trans-Pacific 28,2 triệu TEU (17,4%), và tuyến Á-Âu 24,2 triệu TEU (gần 15%).
Hy vọng bài viết đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về các tuyến vận tải biển quốc tế quan trọng hiện nay.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.