Chuyển tải là gì? Những thông tin về việc chuyển tải bạn nên biết

Chuyển tải là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu là rất đa dạng, và không phải luôn có tuyến vận chuyển trực tiếp từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Vì thế, phương án chuyển tải đã ra đời như là giải pháp cho vấn đề này.

Vậy cụ thể chuyển tải là gì?

Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Chuyển tải là gì

Chuyển tải là gì?

Thuật ngữ "chuyển tải" hay "Transshipment" là việc thay đổi phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nghĩa là, hàng hóa được dỡ từ một tàu biển để chuyển sang tàu biển khác trên hành trình đến cảng dỡ hàng.

Chuyển tải (còn được gọi là “trung chuyển”) là phương án phổ biến trong vận tải biển, đặc biệt là khi có các tuyến vận tải không trực tiếp từ cảng khởi hành (POL) đến cảng đích (POD). Nó cho phép tối ưu hóa quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng tàu lớn (tàu mẹ - mothership) và tàu nhỏ (tàu feeder ship) kết hợp. Điều này giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí trong hình thức vận chuyển tàu chợ.

Chuyển tải là gì

Trong vận tải container, nếu hàng chuyển tải tại 1 cảng nào đó, thì thường được gọi là “via” - nghĩa là “đi qua”, chẳng hạn “via Singapore” nghĩa là chuyển tải tại Singapore, còn nếu đi thẳng thì gọi là “direct” - hàng đi từ cảng xếp đến cảng đích chỉ trên 1 con tàu.

Trung chuyển có thể được thực hiện tại các cảng biển (gọi là cảng trung chuyển) hoặc tại các khu vực trung chuyển trên đường đi của tàu biển. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm các đơn vị quản lý cảng, các hãng tàu, và các đơn vị liên quan khác để đảm bảo việc chuyển tải hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả và an toàn.

Lưu ý: khi hàng nhập khẩu vào Việt Nam có Chứng nhận xuất xứ (chẳng hạn như Form E…) nếu container hàng chuyển tải ở 1 quốc gia không phải là thành viên, người nhập khẩu phải chứng minh được rằng hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng. Chẳng hạn như:

  • Số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng đến khi nhập khẩu vào Việt Nam; hoặc
  • Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan; hoặc
  • Giấy xác nhận của hãng tàu xác nhận hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó…

Phân biệt giữa chuyển tải và quá cảnh

Quá cảnh là khi hàng hóa từ một quốc gia xuất khẩu phải thông qua đất liền của một quốc gia khác trước khi đến quốc gia nhập khẩu (địa điểm đích). Điều này xảy ra khi một quốc gia không có đường bờ biển để vận chuyển hàng hóa trực tiếp. Do đó, quốc gia đó phải sử dụng cảng biển của các quốc gia lân cận để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của mình.

Lấy ví dụ, hàng hóa nhập đường biển vào Lào có thể được quá cảnh qua lãnh thổ của Việt Nam.

Trong trường hợp này, hàng hóa được dỡ từ tàu biển ở cảng biển (Hải Phòng hoặc Vũng Áng), sau đó được vận chuyển bằng đường bộ qua cửa khẩu quốc tế (như Cầu Treo, Cha Lo…) để đến đích cuối cùng. Quá cảnh thường liên quan đến sự chuyển đổi giữa các phương tiện vận chuyển khác nhau, chẳng hạn từ tàu biển sang xe tải hoặc đường sắt.

Trong khi đó, chuyển tải (Transshipment) như đã nêu ở đầu bài viết, là quá trình chuyển hàng hóa từ một phương tiện vận chuyển sang phương tiện vận chuyển khác với cùng phương thức. Quá trình này thường xảy ra tại cảng biển hoặc các khu vực trung chuyển trên đường đi của tàu biển.

Tại sao hàng hóa lại cần chuyển tải?

Chuyển tải ra đời để giải quyết vấn đề khi không thể vận chuyển hàng hóa theo một tuyến đường thẳng từ điểm A (cảng xuất phát) đến điểm C (cảng đích). Thực tế, không phải lúc nào cũng có sẵn tuyến vận tải như vậy.

Ví dụ, không có tuyến vận tải trực tiếp từ Nam Phi đến Việt Nam, nhưng có tuyến đường từ Nam Phi đến Singapore và từ Singapore đến Việt Nam. Do đó, người ta phải thực hiện chuyển tải hàng hóa từ tàu A từ Nam Phi đến cảng Singapore, tại đó lại tiến hành bốc dỡ hàng lên cảng, sau đó xếp lên tàu B để tiếp tục chuyển hàng từ Philippines đến Việt Nam bằng tàu B. Đây chính là hình thức chuyển tải.

Chuyển tải cho phép kết hợp các tuyến đường khác nhau để tận dụng tối đa hiệu quả vận chuyển và tránh các rào cản địa lý hoặc hạn chế hạ tầng. Nó giúp mở rộng phạm vi vận chuyển hàng hóa và tạo ra các lộ trình kết hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong các trường hợp không có tuyến đường trực tiếp.

Cảng chuyển tải là gì?

Đó là cảng chính nằm trên các tuyến vận tải huyết mạch, tại đó hoạt động chuyển tải diễn ra.

Có các cảng chuyển tải trên thế giới như Cảng Rotterdam ở trung tâm châu u, Các cảng Singapore, Hong Kong, Shanghai ở châu Á, hay New York, Long Beach ở Bắc Mỹ. Những cảng này thường sẽ có các đặc điểm như sau:

  • Vị trí địa lý: Các cảng chuyển tải thường nằm gần các tuyến đường vận chuyển chính để thuận tiện cho việc tiến hành trung chuyển. Vị trí này giúp tạo điểm kết nối giữa các tuyến đường vận chuyển và các phương tiện vận tải.
  • Là điểm kết nối của hàng hóa nội địa: Các cảng chuyển tải thường là nơi mà hàng hóa từ các khu vực nội địa được tập trung và kết nối với tuyến đường biển quốc tế.
  • Vị trí trung gian giữa tàu con và tàu mẹ: Các cảng chuyển tải đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hàng từ tàu con (feeder vessel) sang tàu mẹ (mother vessel) hoặc ngược lại.
  • Cơ sở hạ tầng: Để tiếp đón tàu lớn, các cảng chuyển tải phải có độ sâu nước đủ lớn (thường hơn 13,5m) để tàu có thể cập cảng. Hơn nữa, cảng cũng cần có bãi đất rộng để lưu trữ container và các công trình hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông kết nối cảng biển phải được đầu tư và phát triển.
  • Cách thức vận hành: Các cảng chuyển tải thường có chi phí vận hàng thấp nhưng vẫn đạt được năng suất cao. Điều này đảm bảo tính hiệu quả và giúp giảm chi phí cho các công ty vận chuyển và các chủ hàng.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy: Các cảng chuyển tải cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đảm bảo uy tín để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Điều này bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý, an ninh và chất lượng dịch vụ.

Tóm lại, các cảng chuyển tải có vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng phát triển, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn, từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động trung chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hình thức vận vận chuyển chuyển tải. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể phần nào hiểu được khái niệm “chuyển tải là gì”. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa về Việt Nam, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn trực tiếp ngay hôm nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.