Câu hỏi “closing time là gì” làm nhiều bạn mới vào ngành logistics khá thắc mắc. Để hiểu rõ hơn thuật ngữ này, cũng như hiểu hơn về thuật ngữ Closing time nghĩa là gì trong tiếng Anh, Vinalogs chia sẻ với các bạn nội dung mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Closing time trong xuất nhập khẩu là thời hạn cuối cùng mà shipper phải hạ container hàng về cảng và thông quan cho lô hàng để hãng tàu sắp xếp kế hoạch bốc container lên tàu. Một thuật ngữ khác đồng nghĩa là cut off time, trong tiếng Việt hay gọi là “thời gian cắt máng”.
Trong vận chuyển hàng hóa đường biển, nếu lô hàng của bạn thanh lý sau closing time hay thời gian cắt máng thì khả năng bị rớt tàu rất cao. Thông thường các hãng tàu quy định thời gian closing time, có thể trùng thời hạn nộp chi tiết bill (SI) cho hãng tàu. Chú ý đối với hàng đi Nhật (Japan) hoặc Shanghai thời hạn nộp chi tiết bill sớm hơn, có khi sớm hơn 2-3 ngày trước ngày tàu chạy.
Đây là một thuật ngữ chuyên dụng xuất hiện thường xuyên trong giao dịch vận tải hàng hóa.
Đối với hàng nguyên container (FCL) các tuyến gần trong châu Á thì closing time có thể chỉ 1-2 ngày trước ngày tàu chạy. Tuy nhiên các tuyến càng xa thì thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, tùy vào quy định của hãng tàu.
Đối với hàng lẻ (LCL) thì thường thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, vì hàng LCL thường mất thời gian để các công ty đóng consol gom hàng của các doanh nghiệp vào cùng 1 container và sau đó làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho container hàng hóa này.
Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ của bạn với hãng tàu hay đặc biệt là các công ty freight forwarder có mối quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin lùi thời gian cắt máng, trong những trường hợp gặp sự cố không kịp đưa hàng ra để thanh lý thì có thể xin thêm được từ 3-6 giờ đồng hồ để xử lý sự cố.
Nếu như bạn đang lên hàng, và hàng của bạn không thể thanh lý sớm hơn thời gian cắt máng thì bạn phải đi chuyến tàu sau. Hoặc nếu bạn có mối quan hệ tốt với hãng tàu sẽ xin thêm được closing time vài giờ đồng hồ. Để xin được closing time mình thấy chủ yếu các hàng của forwarder, vì forwarder thường có sản lượng và có mối quan hệ khá tốt với các hãng tàu.
Đầu tiên, phải nhấn mạnh rằng vai trò của bên Forwarder là đặc biệt quan trọng trong tình huống này. Vì họ có tiếng nói tốt hơn với hãng tàu.
Các hãng tàu sẽ quy định thời gian là thời hạn để nộp chi tiết bill cho các hãng tàu. Tuỳ thuộc mối quan hệ của các forwarder hay của bạn với các hãng tàu, thì thời gian closing time có thể xin thêm được khi gặp một vài sự cố rủi ro khoảng 3 -6 giờ. Nếu như hàng hoá của bạn thanh lý trễ, không thể sớm hơn thời gian cắt máng thì phải dời sang chuyến sau. Các forwarder thường có các mối quan hệ khá tốt với hãng tàu, thời gian cũng sẽ xin thêm được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức Freetime, thời gian miễn phí có thể được sử dụng container của hãng tàu. Tuy nhiên, khi bạn xuất hay nhập khẩu lô hàng hoá nào đó, đều phải theo quy định freetime cho các lô đó. Chứ không phải là sử dụng một cách thoải mái, mọi lần sử dụng sẽ có sự giới hạn. Hay Freetime còn là khoảng thời gian, bạn có thể sử dụng miễn phí DEM và DET nhưng không đóng bất kỳ khoản phí nào.
Hi vọng qua những thông tin phía trên, Vinalogs đã giúp bạn hiểu hơn về Closing time là gì, từ đó có kế hoạch để hạ hàng về cảng trước thời điểm deadline, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian của bạn hơn.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.