Bạn có hiểu ý nghĩa FCA là gì trong giao dịch thương mại quốc tế không?
Người làm xuất nhập khẩu chắc chắn phải thông hiểu các điều kiện giao dịch thương mại quốc tế (Incoterms), trong đó có điều kiện FCA. Vậy điều kiện này có ý nghĩa là gì, ràng buộc trách nhiệm và phân chia rủi ro giữa các bên như thế nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.
Trước hết là khái niệm…
FCA (Free Carrier) là 1 điều kiện thương mại quốc tế, theo đó người bán chịu trách nhiệm, rủi ro và chi phí giao hàng cho người mua tại một địa điểm cụ thể, có thể là nhà máy của người bán, kho hàng, sân bay hoặc bến cảng trên lãnh thổ của nước xuất khẩu.
Điều kiện này cần ghi liền với tên địa điểm cụ thể. Ví dụ:
Cũng giống như các điều kiện trong Incoterms, FCA cũng phân chia rõ các yếu tố giữa người mua và người bán, ai chịu cái gì đến đâu. Cụ thể như sau:
Cần lưu ý rằng, điều kiện FCA có sự khác nhau ít nhiều giữa các phiên bản Incoterms 2000, 2010, 2020. Vì vậy, để tránh hiểu nhầm giữa các bên, trong hợp đồng mua bán cần chỉ định rõ dùng bản Incoterms nào.
Nếu FCA với địa điểm giao hàng không phải tại cảng biển (chẳng hạn FCA + kho người bán, hoặc sân bay), thì FCA trong trường hợp này khác hẳn FOB.
Về bản chất, FOB cùng với 3 điều kiện khác là FAS, CFR, CIF, phải đi liền với phương thức vận tải biển. Trong khi đó, FCA có thể sử dụng được cho mọi phương thức vận tải, và cả khi có nhiều phương thức cùng tham gia.
Tuy nhiên, nếu FCA đi cùng với tên 1 cảng biển, thì nó gần giống với FOB. Trong trường hợp giao hàng tại cảng biển, trừ khi có chủ ý đặc biệt, không nên sử dụng FCA mà dùng FOB để tránh gây băn khoăn nhầm lẫn.
Khác nhau là ở trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi xe tải xuống kho/bãi, và đưa hàng từ kho/bãi xếp lên tàu.
Như vậy, giả sử khi hàng bị hư hỏng mất mát sau khi đã hạ xuống kho/bãi cảng, thì rủi ro thuộc về người mua với điều kiện FCA (vì đã giao hàng xong), nhưng lại thuộc về người bán với điều kiện FOB (vì thực tế hàng chưa qua lan can tàu nên coi như chưa giao hàng xong).
Nếu FCA kèm địa điểm giao hàng không phải tại kho người bán (chẳng hạn như tại sân bay), thì khi đó bản chất FCA khác hẳn với ExWork.
Nhưng trong trường hợp giao hàng tại kho xưởng của người bán thì 2 điều kiện này có sự giống nhau về địa điểm, nhưng về trách nhiệm các bên có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
Theo quy định cho FCA, khi địa điểm giao hàng không phải kho người bán, chẳng hạn như tại kho cảng hàng không hoặc cảng biển, thì bên mua phải chịu chi phí hạ hàng xuống điểm giao hàng. Trong trường hợp này khi hàng được đưa đến kho, vẫn trên phương tiện vận tải của người bán và sẵn sàng để dỡ, là coi như hàng được giao.
Theo nội dung đó, khi hàng được chở bằng xe tải tới kho tập kết hàng Air, hoặc kho gom hàng lẻ (CFS), là đủ điều kiện giao hàng. Người mua trả phí và chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống kho.
Tương tự, với hàng nguyên container (FCL) thì cũng vậy, người bán chỉ trả phí để kéo container đến bãi cảng (CY), và người mua chịu phí hạ container xuống cảng và phí THC đầu cảng xếp.
Về khoản phí này, người xuất khẩu Việt Nam nên nêu rõ trong thỏa thuận mua bán. Như vậy sẽ tránh hiểu nhầm và tranh luận không đáng có, hoặc tránh bị trả phí “oan”.
Điều kiện FCA trong Incoterms là một sự thỏa thuận linh hoạt và cũng khá đơn giản, cho phép người mua và người bán tùy chỉnh các điều khoản cụ thể theo nhu cầu và sự đồng ý của hai bên. Việc quyết định sử dụng FCA hay điều kiện khác trong Incoterms phụ thuộc vào các yêu cầu và tình huống cụ thể của giao dịch thương mại.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ FCA là gì, phân chia các bên cụ thể về trách nhiệm, rủi ro, và chi phí theo điều khoản đó.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.