Nếu bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu, chắc hẳn cái tên Incoterms 2020 không còn quá xa lạ.
Đây là bộ quy tắc quốc tế quy định rõ trách nhiệm giữa bên mua và bên bán – từ giao hàng, vận chuyển, đến chịu rủi ro. Nhưng thực ra, không phải ai cũng hiểu tường tận về Incoterms 2020, đặc biệt là sự khác biệt so với phiên bản trước là Incoterms 2010. Bài viết này sẽ giúp bạn hệ thống hoá kiến thức, làm rõ từng điều kiện cụ thể và cách áp dụng thực tế.
Tôi viết bài này không chỉ với tư cách người làm content, mà còn là người từng trực tiếp phối hợp xử lý hợp đồng, vận chuyển quốc tế. Những gì tôi chia sẻ dưới đây là từ kinh nghiệm thực tế – thứ mà tôi tin là bạn sẽ cần đấy, nhất là nếu bạn còn đang loay hoay tìm hiểu hoặc áp dụng nhầm điều kiện giao hàng trong hợp đồng.
NỘI DUNG CHÍNH
Trước khi tìm hiểu chi tiết từng điều kiện trong Incoterms 2020, bạn cần nắm được nền tảng và sự điều chỉnh quan trọng mà phiên bản mới này mang lại. Có vậy, khi đọc từng điều khoản, bạn mới hiểu được vì sao chúng tồn tại và được áp dụng như thế nào.
Incoterms (International Commercial Terms) là tập hợp các quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành, nhằm xác lập nghĩa vụ, chi phí, và rủi ro giữa người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương.
Nói dễ hiểu hơn là sự phân chia giữa người mua và người bán: nghĩa vụ, rủi ro, chi phí.
Incoterms ra đời từ lâu, và đã trải qua nhiều phiên bản.
Phiên bản Incoterms 2020 được ban hành từ ngày 1/1/2020 thay thế cho Incoterms 2010. Và dù không bắt buộc về mặt pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp XNK đều coi đây là tiêu chuẩn (kiểu “khuôn vàng thước ngọc”) khi tham gia thương mại quốc tế.
Mỗi phiên bản mới đều có những thay đổi và cập nhật.
So với Incoterms 2010, Incoterms 2020 có một số điều chỉnh tương đối quan trọng. Đây là một vài điểm nổi bật tôi thường đề cập khi hướng dẫn khách hàng hoặc đào tạo nội bộ:
Việc ghi rõ phiên bản là "2020" rất quan trọng, để đảm bảo các bên hiểu rõ sự phân chia quyền lợi nghĩa vụ và chi phí, được nêu rõ trong phiên bản đó.
Một lần tôi có khách hàng sử dụng Incoterms 2010 trong hợp đồng mới ký năm 2023, chỉ vì họ thấy mẫu hợp đồng cũ vẫn dùng được. Kết quả? Bên mua yêu cầu giải thích lại trách nhiệm lấy vận đơn “on board” trong điều kiện FCA, dẫn tới mất thời gian chỉnh sửa, thậm chí suýt trễ kỳ thanh toán L/C.
Rõ ràng, làm sai Incoterms thì vẫn giao hàng được, nhưng hậu quả có thể là chậm thanh toán, phát sinh tranh chấp không đáng có. Và điều này thường xảy ra chỉ vì… “dùng phiên bản cũ cho tiện”. Hoặc, đôi khi chỉ đề cập chung chung là Incoterms, chứ cũng chẳng quan tâm đến phiên bản nào nữa.
Nếu bạn là doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ, hoặc đang quen dùng điều kiện FOB “cho dễ”, thì tôi khuyên nên tìm hiểu thêm về FCA hoặc DAP. Incoterms 2020 giải thích các điều kiện này rất rõ, và linh hoạt không kém FOB hay CIF. Đừng bị giới hạn chỉ vì mình “làm kiểu cũ cho chắc”, mà bỏ qua những lợi thế của phiên bản mới này.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào từng điều kiện Incoterms 2020 để hiểu từng kiểu giao hàng có ý nghĩa ra sao, và áp dụng đúng tuỳ theo hoàn cảnh thực tế.
Sau khi hiểu sơ bộ về Incoterms là gì rồi, giờ đến lúc quan tâm đến những điều kiện cụ thể trong Incoterms 2020 – tức là "bộ quy tắc" điều chỉnh trách nhiệm giữa người mua và người bán trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Đây là phần mà nhiều khách hàng của tôi – từ chủ công ty xuất khẩu cafe đến nhà nhập khẩu linh kiện máy móc – hay hỏi đi hỏi lại mãi: “Thế dùng điều kiện nào thì bên nào chịu phí vận chuyển?”, hay “Chọn sai điều kiện thì có bị phạt không?”
Tôi sẽ giúp bạn làm rõ từng điều kiện dưới đây, một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Incoterms 2020 là bộ quy tắc thương mại quốc tế do ICC (Phòng Thương mại Quốc tế) ban hành. Phiên bản mới này gồm 11 điều kiện thương mại chuẩn hóa, chia thành 4 nhóm.
Tôi từng có khách hàng mới toanh nhập lô thiết bị từ Hà Lan theo EXW, tưởng "ngon lành", ai dè khi hàng chậm trễ do hãng vận chuyển làm ẩu thì… bên mua ôm hết rủi ro mà chẳng buộc ai chịu trách nhiệm được. Khá chát!
Tùy vào lô hàng, phương thức vận chuyển, năng lực của người mua – người bán mà ta chọn điều kiện phù hợp. Còn chuyện chọn cái nào có lợi nhất? Chúng ta sẽ còn bàn nhiều ở phần sau về "trách nhiệm và rủi ro trong Incoterms 2020".
Giờ thì bạn đã nắm sơ sơ tổng thể 11 điều kiện Incoterms 2020 rồi đó. Sang phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân loại các điều kiện này theo từng phương thức vận chuyển để dễ áp dụng hơn nhé.
Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về danh sách các điều kiện trong Incoterms 2020, giờ là lúc chúng ta cần phân nhóm những điều kiện này dựa trên phương thức vận chuyển - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc áp dụng điều kiện nào cho phù hợp.
Có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu làm xuất nhập khẩu, thường hỏi tôi: “Em đi hàng tàu biển, thì có dùng được FCA không anh?”. Câu trả lời là: Có, nhưng chưa chắc đã tối ưu. Vì sao lại như vậy? Ta cùng đi tiếp nhé.
Như trên đã nói, Incoterms 2020 gồm tổng cộng 11 điều kiện. Trong đó, ta có thể chia thành 2 nhóm lớn:
Đây là nhóm các điều kiện mang tính "kinh điển" trong vận chuyển bằng đường biển, và thường gặp nhất trong các lô hàng container FCL hoặc các lô hàng rời (bulk cargo). Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều khá quan trọng – dù FOB và CIF vẫn được nhiều người dùng để khai báo các lô hàng FCL container, nhưng ICC hiện tại khuyên nên dùng các điều kiện linh hoạt hơn như FCA hoặc CIP thay thế, vì FOB/CIF vốn thiết kế cho hàng rời – không dùng container.
Nhóm này rất phù hợp trong thời đại logistics hiện đại, khi chuỗi cung ứng thường phức tạp, kết hợp nhiều phương tiện (xe tải, tàu biển, máy bay...) trên cùng một hành trình. Nếu công ty bạn đang xuất khẩu hàng bằng đường hàng không, đường sắt, hay vận tải nội địa từ ICD ra cảng biển, thì nên ưu tiên lựa chọn các điều kiện trong nhóm này.
Để dễ hình dung, đây là một bảng tổng hợp nhanh:
Nhóm | Điều kiện | Vận dụng phù hợp |
---|---|---|
Đường biển & thuỷ nội địa | FAS, FOB, CFR, CIF | Hàng rời, container nhỏ, hàng giao tại cảng |
Mọi phương thức vận chuyển | EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP | Container FCL, hàng Air, vận tải đa phương thức |
Tới đây, bạn có thể thấy việc lựa chọn điều kiện Incoterms không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận hợp đồng, mà còn cần cân nhắc đến phương thức vận chuyển cụ thể trong thực tế. Lựa chọn đúng sẽ giúp hai bên hiểu rõ trách nhiệm, tránh tranh cãi, và tối ưu chi phí logistics.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết trách nhiệm và rủi ro của người mua – người bán dưới mỗi điều kiện Incoterms 2020 để biết rõ “ai làm gì – tới đâu – chịu gì”.
Sau khi đã hiểu các điều kiện trong Incoterms 2020, bước tiếp theo (và cũng là phần nhiều người quan tâm nhất) chính là việc phân định rõ ràng ai chịu trách nhiệm và rủi ro ở đâu, đến thời điểm nào trong quá trình giao nhận hàng hóa.
Khi đọc hợp đồng mua bán quốc tế, mà không hiểu rõ bản chất trách nhiệm và rủi ro giữa hai bên, thì hơi bị căng - bởi sẽ rất dễ… “ngậm đắng nuốt cay” khi chẳng may xảy ra sự cố. Vậy hãy cùng tôi đi vào phần giải thích chi tiết – nhưng cũng sẽ khá dễ hiểu – trong phần dưới đây nhé.
Tôi lấy 2 ví dụ ngược nhau để bạn dễ hình dung.
Như thế, bạn có thể hình dung rủi ro và trách nhiệm chuyển dần từ người mua sang người bán, tùy điều kiện.
Ở giữa hai thái cực EXW và DDP là những điều kiện “cân bằng” hơn – như FOB, CFR, CIF – thường được dùng trong mua bán hàng hóa bằng đường biển.
Lưu ý nhé: Nhiều chủ hàng tưởng “CIF thì bảo hiểm bên bán lo, như thế thì rủi ro cũng bên bán chịu” - nghĩ vậy là KHÔNG ĐÚNG nha. Rủi ro chuyển sang người mua ngay khi hàng được xếp qua lan can tàu (FOB point). Nếu container bị ướt sau đó, người mua… lãnh đủ, dù bên bán có mua bảo hiểm. Cho nên, hiểu rõ thời điểm chuyển giao rủi ro là rất quan trọng. Không phải cứ mua bảo hiểm là... yên tâm ngủ ngon đâu!
Incoterms 2020 không thay đổi quá nhiều về nguyên tắc trách nhiệm & rủi ro, nhưng có điều chỉnh ở một vài điểm đáng chú ý.
Một trong số đó là:
Nhìn vậy thôi, nhưng nếu bỏ qua hoặc hiểu sai trách nhiệm và rủi ro, bạn có thể bị “vỡ kế hoạch” giao hàng, phát sinh chi phí không đáng có, hoặc tệ hơn: mất trắng kiện hàng, mà không được bồi thường!
Ở phần sau, tôi sẽ chia sẻ với bạn những sai lầm thường gặp khi áp dụng Incoterms 2020 – và quan trọng hơn nữa, cách để tránh những chuyện "dở khóc dở cười" này.
Vậy là bạn đã nắm được các điều kiện Incoterms 2020 cơ bản rồi. Nhưng còn một điều rất quan trọng: hiểu thì hiểu, nhưng áp dụng sai thì vẫn “toang”. Trong phần này, tôi sẽ chia sẻ những lỗi mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải khi dùng Incoterms trong thực tế — kể cả những đơn vị đã làm xuất nhập khẩu lâu năm.
Đây là lỗi kinh điển mà tôi gặp thường xuyên khi tư vấn cho khách hàng.
Rất nhiều công ty cứ “quen tay” dùng FOB hoặc CIF — bất chấp lô hàng đó đi bằng container đường biển FCL hay hàng lẻ LCL. Vấn đề nằm ở chỗ: Incoterms khuyến cáo không nên sử dụng FOB/CFR/CIF cho hàng container, vì người bán khó kiểm soát việc bốc hàng lên tàu (do hãng tàu hoặc forwarder làm).
Thay vào đó, cũng là lô hàng container ấy, dùng FCA (Free Carrier) lại hợp lý hơn nhiều. Mặc dù biết là như vậy, nhưng khi tôi tư vấn, nhiều khách hàng vẫn cứ chọn FOB hoặc CIF cho "yên tâm".
Cách phòng tránh rủi ro:
Ví dụ điển hình: bạn nhận báo giá “DDP” từ nhà cung cấp nước ngoài, nghe thì “đã tai” vì hàng được giao tới tận cửa. Nhưng bạn có biết rằng, người bán phải lo luôn cả phần thông quan nhập khẩu + nộp thuế tại Việt Nam không?
Vấn đề là, doanh nghiệp nước ngoài rất hiếm khi làm được bước này. Có nhiều lô hàng đã bị “treo” ở hải quan vì không ai đứng tên nhập khẩu – trong khi phía VN thì tưởng người bán lo hết rồi.
Cách phòng tránh:
Trong nhiều thương vụ, tôi thấy hai bên thương lượng chật vật – ai cũng muốn “cho tôi điều kiện FOB nhé, anh lo cho tới cảng thôi” hay “chị nhận CIF thôi, chị không muốn lo vụ bảo hiểm với thuê tàu”.
Nghe thì hợp lý — nhưng nếu không hiểu hết tác động của từng điều khoản, việc “thỏa thuận nhanh cho xong” có thể khiến bạn phải vác đơn đi khiếu nại sau này khi hàng hóa hư hỏng hoặc giao chậm.
Cách phòng tránh:
Nhiều hợp đồng chỉ ghi vỏn vẹn: “FOB” hoặc “CIF” mà không rõ là cảng nào. Khoảng 5 năm trước, một khách hàng của tôi nhập hàng lần đầu từ Trung Quốc theo điều kiện CFR — nhưng không ghi cụ thể cảng dỡ hàng trong thỏa thuận. Suýt nữa nhà cung cấp gửi về cảng... Cát Lái, trong khi bên VN cần hàng tại Hải Phòng. Lúc đó, phải điều chỉnh kế hoạch và book lại tàu, phát sinh 1 chút chi phí.
Cách phòng tránh:
Có lần, tôi hỗ trợ một DN nhập khẩu máy ép nhựa từ Đức. Nhà cung cấp ban đầu đề nghị giá DDP – tức là họ lo từ A tới Z, bao gồm cả đóng thuế tại VN.
Khách tôi “mừng thầm”, tưởng được “free ship + free thuế”! Nhưng khi hỏi kỹ, thì bên Đức không có pháp nhân tại Việt Nam và không thể khai hải quan được. Họ có thể dùng qua đại lý của forwarder tại Việt Nam, nhưng việc phối hợp vòng qua nhiều cầu sẽ khá phức tạp. Sau cùng, tôi giải thích và tư vấn thêm: đổi sang điều kiện DAP và khách tự làm thông quan đầu Việt Nam. Như vậy quan hệ vẫn tốt đẹp, rủi ro được kiểm soát, đỡ phải phối hợp lằng nhằng.
Khi bạn đã xác định rõ điều kiện giao hàng, bạn cũng sẽ biết được:
Ví dụ: nếu nhập CIF thì người bán lo vận chuyển & bảo hiểm, còn bạn chịu thuế và thủ tục từ cảng đến kho.
Khi hiểu rõ Incoterms, bạn cũng tránh được những chi phí ẩn vì “ai đó không chịu trách nhiệm”. Đã có nhiều thương vụ bị đội chi phí vì bên bán chỉ lo đến cảng, còn phí lưu container, lệch cảng… thì bên mua mới “tá hỏa”.
Hơn nữa, tài liệu Incoterms 2020 còn là "kim chỉ nam" để giải quyết tranh chấp khi có rủi ro xảy ra, nhất là về thời điểm chuyển giao rủi ro.
Nói gọn lại, Incoterms không phải chuyện xa vời. Nếu sử dụng đúng, nó giúp bạn đàm phán thông minh hơn, điều hành logistics trơn tru hơn và bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp mình — nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phức tạp.
Incoterms 2020 là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế, đặc biệt với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc nắm rõ từng điều kiện, phân biệt theo phương thức vận chuyển, hiểu rõ trách nhiệm giữa người mua – người bán sẽ giúp bạn chủ động hơn trong hợp đồng và hạn chế những rủi ro không đáng có.
Bài viết đã giúp bạn tổng quan từ các điều kiện trong Incoterms 2020, điểm mới so với bản 2010, cho đến các lỗi thường gặp và bài học thực tế. Khi áp dụng đúng cách, Incoterms 2020 sẽ là công cụ đắc lực để doanh nghiệp vận hành logistics hiệu quả và giảm thiểu tranh chấp trong thương mại quốc tế.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.