Trong xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, và nói về kho bãi nói riêng thì không thể không biết tới kho bảo thuế là gì. Kho bảo thuế là loại hình kho hàng được xây dựng trong các doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc có lượng hàng xuất khẩu lớn. Trong bài viết này, hãy cùng Vinalogs tìm hiểu ngay về các vấn đề liên quan đến kho bảo thuế.
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Đó là khái niệm được giải thích trong khoản 9, điều 4 luật hải quan 2014.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng các doanh nghiệp xuất khẩu lượng hàng hóa lớn, hoặc những doanh nghiệp chuyên về loại hình sản xuất xuất khẩu làm hồ sơ để thành lập loại kho này.
Bạn cần lưu ý rằng kho bảo thuế hoạt động sẽ được đặt dưới sự giám sát của hải quan, tương tự như với kho ngoại quan. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng hay dùng loại kho này để chứa các nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu khi lưu kho bảo thuế chưa cần phải nộp thuế nhập khẩu cùng một số loại thuế khác.
Tài khoản 158 hàng hóa kho bảo thuế là một thuật ngữ khá quen thuộc trong các hoạt động kế toán cũng như quả lý số liệu, xuất nhập kho bảo thuế. Tên đầy đủ của chúng là tài khoản 158 - hàng hóa kho bảo thuế và thuật ngữ này được quy định cụ thể tại thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tại khoản 1 điều 31 thông tư 200/2014/TT-BTC đã quy định tài khoản 158 kho bảo thuế là khái niệm chỉ việc theo dõi sự biến động của hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế (số lượng hàng hiện có, sự tăng giảm các loại hàng hóa…).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải mở sổ chi tiết để kiểm soát sự thay đổi số lượng hàng hóa cũng như giá trị của chúng mỗi lần xuất nhập kho.
Kết cấu cơ bản của tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế cụ thể như sau:
Như đã nói ở trên, những doanh nghiệp có lượng hàng xuất khẩu lớn thường sẽ xin thành lập kho bảo thuế để chứa hàng hóa. Căn cứ vào điều 27 nghị định 154/2005/NĐ-CP, để thành lập kho bảo thuế thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể như sau:
Bạn cần lưu ý rằng thành lập kho bảo thuế hoặc gia hạn thời gian hoạt động hay yêu cầm tạm dừng, chấm dứt của kho bảo thuế phải do tổng cục trưởng cục hải quan quyết định. Khi kho bảo thuế hoạt động thì chủ doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát kho.
Thủ tục hải quan của hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế về cơ bản sẽ khá giống với thủ tục hải quan thông thường. Tuy nhiên có ưu điểm là doanh nghiệp không phải nộp thuế đối với hàng hóa đưa vào kho.
Các bước cụ thể như sau:
Bạn cần lưu ý rằng dù chưa nộp thuế nhưng về mặt nguyên tắc thì các mặt hàng, nguyên vật liệu khi nhập kho bảo thuế vẫn phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của hàng nhập khẩu.
Trên tờ khai hải quan cần phải có đầy đủ thông tin về tên hàng, chủng loại hàng, số lượng hàng… Các thông tin như này cần phải cập nhật và theo dõi nhanh chóng theo đúng quy định.
Tại điều 61 bộ luật hải quan quy định thời gian lưu kho bảo thuế không quá 12 tháng. Đây là thời gian tối đa hàng hóa, nguyên liệu được lưu kho bảo thuế và thời điểm bắt đầu tính sẽ là thời điểm hàng hóa bắt đầu được đưa vào kho.
Tuy vậy, nếu có lý do chính đáng doanh nghiệp cũng vẫn có quyền đề nghị cơ quan hải quan cho gia hạn thêm thời gian lưu kho, phù hợp với chu trình sản xuất. Không có quy định cụ thể về thời gian gia hạn tối đa, thời gian gia hạn sẽ dựa vào yêu cầu cũng như tính phù hợp của quá trình sản xuất và lưu trữ hàng hóa.
Bên cạnh kho bảo thuế hay tài khoản 158, khái niệm thanh khoản hàng hóa kho bảo thuế cũng được nhắc đến nhiều. Khái niệm này để chỉ mức độ hàng hóa trong kho được mua hoặc bán trên thị trường và không làm ảnh hưởng đến giá trị trường của chính tài sản đó.
Quy định về việc thanh khoản hàng hóa trong kho bảo thuế là ngày cuối năm hoặc chậm nhất là 31/1 của năm kế tiếp, các doanh nghiệp phải gửi cho cơ quan hải quan một bộ hồ sơ bao gồm: danh sách tổng hợp lượng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tờ khai hải quan xuất nhập khẩu, lượng hàng xuất khẩu.
Đối với kho bảo thuế thì sẽ có một số quy định bạn cần lưu ý cụ thể như sau:
So với các loại kho khác thì kho bảo thuế cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Cụ thể như sau:
Đối với các doanh nghiệp có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, nhập khẩu hàng hóa theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì thành lập kho bảo thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho việc sản xuất (chưa phải nộp thuế khi nhập khẩu).
Doanh nghiệp lập kho bảo thuế phải thường xuyên báo cáo tình hình kho và hàng hóa trong kho theo từng quý. Cùng với đó phải có dự kiến kế hoạch đưa hàng gửi kho bảo thuế vào sản xuất trong thời gian kế tiếp. Báo cáo cần thực hiện theo mẫu do bộ tài chính ban hành.
Trên đây là những thông tin khái quát để các bạn có thể hiểu khái niệm kho bảo thuế là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ là những kiến thức hữu ích cho bạn khi muốn xây dựng loại hình kho đặc biệt này.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.