Để phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, việc tạo ra những cơ chế thuận lợi để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu là thực sự cần thiết.
Việt Nam có nhiều lợi thế về địa lý, chính trị để trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và gia công hàng hóa quốc tế. Một trong số đó ta có thể nhìn thấy là các khu chế xuất, các doanh nghiệp chế xuất được thành lập và nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất cũng như các ưu đãi khác.
Đây là một phạm vi rất rộng nên trong khuôn khổ bài viết này Vinalogs sẽ cố gắng tóm lược những nét chính về “khu chế xuất là gì” để bạn đọc dễ hiểu.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Đó là khái niệm được nêu rõ trong Nghị định 164/2013/NĐ-CP.
Đặc điểm của khu chế xuất
Theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 164/2013/NĐ-CP, quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận để đầu tư mới và mở rộng khu chế xuất:
Nếu thỏa mãn những điều kiện trên thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư và được phép thành lập khu chế xuất.
Bên cạnh đó, đối với các khu công nghiệp lớn có diện tích từ 500 ha trở lên, nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng theo các khu vực riêng hoặc gắn liền với khu đô thị, kinh doanh tập trung khác trong đề án tổng thể phải lập quy hoạch xây dựng chung theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lên kế hoạch chi tiết.
Đối với khu công nghiệp có diện tích từ 200ha trở lên hoặc vị trí cạnh những tuyến quốc lộ, gần khu bảo tồn di tích lịch sử, khu vực quốc phòng, khu đô thị loại I, II… thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những Bộ khác và các ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết khu xây dựng trước khi được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Ngoài khái niệm Khu chế xuất là gì, nhiều người có thể cũng đã nghe qua và có thể thắc mắc về khái niệm doanh nghiệp chế xuất là gì.
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, thực hiện những dịch vụ cho sản xuất xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp chế xuất thường nằm trong Khu chế xuất. Trường hợp DN này không nằm trong khu chế xuất thì phải được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan theo quy định pháp luật về Xuất nhập khẩu.
Trao đổi hàng hóa giữa những doanh nghiệp chế xuất và các công ty trong thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu vì thế thủ tục cũng cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, công ty chế xuất mua bán hàng hóa với doanh nghiệp nội địa thì vẫn phải làm thủ tục hải quan bình thường.
Dựa theo Thông tư 78/2014 của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất 17% từ ngày 01/01/2016 khi đáp ứng được điều kiện quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Thêm vào đó, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn 2 năm thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập có thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4, Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC trên (Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC).
Doanh nghiệp được miễn thuế đất 7 năm (Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP).
Theo Luật Thuế xuất, nhập khẩu năm 2016.
Nếu doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan thì sẽ không phải chịu thuế xuất, nhập khẩu trong những trường hợp:
“Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”.
Khu chế xuất đem lại những lợi ích, cơ hội phát triển kinh tế vượt bậc cho cả địa phương lẫn cả nước. Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về khu chế xuất là gì cũng như những ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp chế xuất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.