On Board là gì trong vận tải biển? 

Chắc hẳn với nhiều bạn thì On Board là một thuật ngữ đã rất quen thuộc. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau thảo luận về chủ đề On Board là gì? Cũng như các lưu ý khi sử dụng thuật ngữ này.

On Board là gì?

Trong xuất nhập khẩu hay vận tải hàng hóa bằng đường biển, chúng ta thường xuyên gặp các thuật ngữ như Laden on board, Shipped on board, Free on board,... Vậy On Board ở đây là gì?

Về cơ bản, On Board có nghĩa là “lên tàu”, tức ám chỉ thời điểm mà hàng hóa được ổn định trên tàu.

Trong hoạt động vận tải, đường biển nói riêng và đa phương thức nói chung, thời điểm On Board rất quan trọng. Đây là cơ sở chỉ ra trách nhiệm với hàng hóa thuộc về bên nào trong suốt quá trình vận chuyển, bốc xếp, cảng, tàu, vv…

Để trả lời khái niệm On Board là gì thì không khó. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta sẽ áp dụng và phải hiểu nó ra sao, tôi nghĩ rằng các bạn sẽ cần câu trả lời về điều đó. Vậy hãy cũng Vinalogs tiếp tục tìm hiểu ở bài viết này nhé.

Thuật ngữ On Board trên B/L

on board là gì

Chúng ta đã hiểu về khái niệm và vai trò của vận đơn (BL) trong bài viết BL là gì. Trên BL có rất nhiều nội dung quan trọng, một trong số đó là ngày On Board. BL sẽ không đủ nội dung thông tin nếu như không có ngày thời gian on board.

Cụm từ mà các bạn sẽ gặp là Laden On BoardShipped On Board đều có ý nghĩa xác nhận thời điểm mà hàng hóa của bạn được ổn định trên tàu. Còn khác nhau ở chỗ Laden On Board là hàng đã lên tàu nhưng không đề cập thời điểm tàu chạy trong khi Shipped On Board là ngày hàng đã lên tàu và cũng chính là ngày tàu chạy.

Trong vận tải tàu hàng rời, người vận chuyển chính thức chịu trách nhiệm vận chuyển cho lô hàng tính từ thời điểm On Board. Vì thế, ngay cả khi hàng hóa đã ở cầu tàu, được xếp ra dọc theo lan can tàu thì người vận chuyển vẫn chưa phải chịu trách nhiệm với lô hàng bởi thời điểm này chưa được tính là On Board.

Trong vận tải container, có thể ngày On Board còn quan trọng hơn vì giá trị của 1 container hàng không chỉ là hàng hóa được đóng ở bên trong mà còn là giá trị của chiếc vỏ container đó nữa. Nếu trường hợp vỏ container hư hỏng, cũng có thể dùng ngày on board để tham chiếu và dựa vào đó tìm ra thời điểm vỏ bị hỏng, từ đó mà xác định được người vận chuyển hay cảng xếp hàng sẽ chịu trách nhiệm cho vấn đề phát sinh này.

On Board trong mua bán ngoại thương

Đối với quan hệ mua bán ngoại thương, xuất nhập khẩu quốc tế, chúng ta không thể (ít nhất là chưa thể) thống nhất ban hành ra 1 bộ luật pháp chung nên sẽ dựa vào tập quán quốc tế. Ở đây, Vinalogs đang muốn đề cập tới Incoterms.

Đối lập với điều khoản CIF, thì FOB phân chia nghĩa vụ của người bán - người mua dựa vào thời điểm on board. FOB là viết tắt của Free On Board, tức là người bán sẽ chuyển trách nhiệm lô hàng cho người mua kể từ khi On Board.

Với những lô hàng như thế, hóa đơn thương mại được lập ra là giá của lô hàng tại cảng đi (sẽ khác hoàn toàn với giá của lô hàng tại cảng đích).

Ở đây Vinalogs lưu ý nhỏ cho các bạn đang khai báo hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Trị giá tính thuế sẽ phải là giá tại cảng đích, tức là giá hàng khi cập cảng Việt Nam. Vì thế khi nhận bộ chứng từ thể hiện giá FOB, bạn sẽ cần cộng thêm chi phí vận chuyển và tiền bảo hiểm (nếu có), sau đó mới khai báo giá trị lô hàng để tính thuế nhập khẩu phải nộp.

>> Tìm hiểu chi tiết FOB là gì, và CIF là gì

Trong công việc khai báo thông tin lô hàng

Hiện nay, việc áp dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý Nhà nước được diễn ra rất nhanh. Và tất nhiên, trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vậy.

Nếu bạn là một đơn vị chuyên khai báo hải quan và thủ tục chuyên ngành (đăng kiểm, kiểm dịch,…) như Vinalogs hoặc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều năm nay thì có thể thấy việc chuyển từ hồ sơ giấy sang hệ thống điện tử được áp dụng rất tích cực, giảm thời gian, công sức đi lại cho mọi người. Và thường các hệ thống quản lý đó cũng đều yêu khi khai báo thông tin lô hàng xuất nhập khẩu, phải khai cả ngày On Board. Các đơn vị thực hiện công tác quản lý Nhà nước cũng sẽ dựa vào đó và kết hợp với chuyên môn để đánh giá về thực tế hàng hóa so với việc khai báo của doanh nghiệp.

Nội dung này tương đối rộng, sẽ là một mảng riêng so với bài viết On board là gì này. Vậy nếu có thắc mắc về việc khai báo hãy liên hệ với Vinalogs bạn nhé.

Trên đây là định nghĩa và ý nghĩa của On Board là gì mà bất cứ ai có liên quan đến hoạt động vận tải đường biển, xuất nhập khẩu đều cần nắm rõ. Hy vọng có thể mang đến những kiến thức bổ ích cho mọi người. Vinalogs cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết này ^^.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.