Phòng vệ thương mại là gì? Các biện pháp sử dụng trong phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại là gì trong đời sống kinh tế hiện nay?

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế toàn cầu ngày càng được mở rộng, việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới cũng trở nên phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ dưới khung pháp lý cho các giao dịch thương mại là rất cần thiết.

Để hạn chế những tranh chấp không đáng có phát sinh trong quá trình giao dịch, các hiệp định thương mại quốc tế đã có những quy định về biện pháp phòng vệ thương mại. Trong bài viết dưới đây Vinalogs sẽ giải đáp cho quý khách hàng về khái niệm này.

phòng vệ thương mại là gì

Phòng vệ thương mại là gì?

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định trong nhiều Hiệp định về thương mại như Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO…

Phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia. Phòng vệ thương mại có mục đích nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Các biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến hiện nay

Các biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến bao gồm: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp trợ cấp và biện pháp tự vệ.

Biện pháp chống bán phá giá

Đây là biện pháp để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh.

Khi hàng hoá bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá như thuế chống phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá và biện pháp phổ biến nhất hiện nay.

Biện pháp chống trợ cấp

Đây là biện pháp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Biện pháp tự vệ

Đây là một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này thường được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại.

Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu.

nguyên tắc áp dụng phòng vệ thương mại

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ

Đối với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, không có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng không quy định cụ thể về hành vi lẩn tránh. Bên cạnh đó, pháp luật về các hành vi lẩn tránh “bất hợp pháp” của các nước cũng rất khác nhau và thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc tuân thủ của các doanh nghiệp.

Riêng Biện pháp tự vệ, có một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ:

  • Đảm bảo tính minh bạch (Quyết định khởi xướng vụ điều tra tự vệ phải được thông báo công khai, Báo cáo kết luận điều tra phải được công khai vào cuối cuộc điều tra…).
  • Đảm bảo quyền tố tụng của các bên (các bên liên quan phải được đảm bảo cơ hội trình bày các chứng cứ, lập luận của mình và trả lời các chứng cứ, lập luận của đối phương).
  • Đảm bảo thông tin bí mật (đối với các thông tin bảo mật sẽ không được công khai nếu không có sự đồng ý của bên cung cấp thông tin).

Điều kiện để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là gì?

Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện sau:

  • Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng.
  • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phòng vệ thương mại là gì cùng các nguyên tắc khi áp dụng phòng vệ thương mại. Mục tiêu chủ yếu của các biện pháp tự vệ là bảo hộ có thời hạn ngành sản xuất nội địa để ngành này khôi phục khả năng cạnh tranh. Đây chính là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ các lợi ích thương mại của chính các quốc gia.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.