Khi bạn làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu với những loại hàng có nguồn gốc liên quan đến thực vật chắc hẳn đã nghe đến một loại giấy tờ có tên là Phyto.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem Phyto là gì, các loại và nội dung cơ bản của một Phyto bao gồm những mục nào… và các nội dung liên quan khác.
Phyto là cách gọi tắt của cụm từ đầy đủ là Phytosanitary certificate, đó là giấy chứng nhận kiểm dịch được sử dụng để chứng nhận rằng các lô hàng đã đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc nhập khẩu, do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng.
Để hiểu đầy đủ về khái niệm Phyto, trước hết chúng ta cần biết về thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, gọi là kiểm dịch thực vật. Theo đó:
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary): là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
>>Tìm hiểu thêm về Chứng nhận Sanitary Certificate
Về cơ bản, Phyto được chia làm 2 loại áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, hình thức và nội dung của 2 loại có khác nhau đôi chút:
Dưới đây là hình ảnh minh họa 1 bản Phyto cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam.
Nội dung chính của Phyto xuất khẩu cần có đầy đủ các thông tin cần thiết như sau:
Còn đây là ví dụ minh họa Phyto cho 1 lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam.
Nội dung chính của Phyto nhập khẩu cần có đầy đủ các thông tin cần thiết sau:
Doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản trên 2 hệ thống phần mềm kiểm dịch thực vật (PQS) và một cửa quốc gia (VNSW)
Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại chi cục kiểm dịch thực vật nơi gần nhất hoặc có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua cơ chế một cửa Quốc gia. Thành phần hồ sơ bao gồm:
Tùy theo loại hàng hóa và yêu cầu của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng thực tế tại cảng/sân bay hay kho sản xuất. Hoặc có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt về nhà máy sản xuất, vùng trồng,...
Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xác định hàng có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không
Tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua trang web của Chi cục kiểm dịch. Trong 4 tiếng, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền
Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp giấy chứng nhận Phytosanitary Certificate cho chủ hàng trong vòng 24 tiếng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì yêu cầu chủ hàng hoặc người được ủy quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong phần trên, các bạn đã hiểu được Phyto là gì, quy trình để xin một Phyto gồm những bước cơ bản như thế nào. Nó không quá phức tạp. Tuy vậy, nếu bạn cảm thấy chưa yên tâm về kinh nghiệm của mình, hoặc muốn hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, sai sót dẫn đến phát sinh chi phí trong quá trình xin cấp giấy Phyto, Vinalogs chúng tôi sẽ thay bạn làm nhiệm vụ này một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Bạn chỉ cần cung cấp chứng từ, thông tin hàng hóa cho chúng tôi và cứ yên tâm để chúng tôi giúp bạn làm thủ tục cấp Phytosanitary Certificate.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ khai báo hải quan hàng nhập khẩu với chi phí tiết kiệm nhất cho bạn.
Liên hệ với chúng tôi theo link phía dưới đây để được tư vấn và báo giá dịch vụ kịp thời.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.