Shipper là gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Trong hoạt động vận tải biển shipper có vai trò như thế nào? Vinalogs sẽ trình bày trong bài viết này.
Ở bài tìm hiểu về vận đơn mà tôi đã trình bày, bạn có thể thấy được sự quan trọng của chứng từ này. Ngoài những nội dung mô tả về hàng hóa thì các chủ thể có liên quan đến lô hàng như Shipper / Consignee / Notify Party cũng rất quan trọng.
Shipper trong hoạt động vận tải nghĩa là người gửi hàng trong hợp đồng vận chuyển. Cụ thể hơn, đó là người trực tiếp thu xếp việc gửi lô hàng, hoặc là người được người xuất khẩu chỉ định giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Shipper có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trên thực tế có thêm những thuật ngữ tương đồng và thường hay gây nhầm lẫn, nên tôi giải thích thêm để các bạn hiểu rõ hơn.
Như vậy, trường hợp phổ biến thì Shipper đồng thời là Seller, Beneficiary. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp Shipper chỉ là người gửi hàng đơn thuần, tiến hành việc đóng và gửi hàng theo chỉ định của Seller. Ở trường hợp thứ 2 này, tên Shipper có thể không xuất hiện trên các chứng từ hàng hóa khác như Hợp đồng, Invoice, Chứng nhận xuất xứ…
Nếu bạn là chủ hàng đang có dự định xuất nhập khẩu và chưa xác định được vai trò cũng nhưng trách nhiệm của mình trong lô hàng sắp tới, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn bạn nhé.
Ghi chú: Khái niệm Shipper trong xuất nhập khẩu mà tôi giải thích ở trên khác với trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay, mà Shipper có nghĩa là Người giao hàng nhanh, thực hiện công việc vận chuyển hàng hóa, giao nhận hàng hóa đến tay tận tay người dùng.
Thứ nhất, đối với loại chứng từ có ý nghĩa về mặt vận tải thì hiển nhiên thông tin về người gửi hàng và người nhận hàng là chủ thể chính không được thiếu. Trên các vận đơn đường biển, dù là B/L gốc (Original) hay B/L Telex, thì tên Shipper cũng luôn được ghi ở ô trên cùng bên trái, tiếp đó là Consignee.
Một vận đơn nếu thiếu thông tin Shipper hay Consignee thì có thể coi là chưa đầy đủ nội dung, và do đó không có giá trị giao dịch.
Thứ hai, người đứng tên ở ô Shipper trên vận đơn là người chịu trách nhiệm bố trí và thanh toán cước vận tải biển, nếu điều kiện là Prepaid. Tùy theo điều khoản Incoterms đã thỏa thuận, chẳng hạn như FOB thì Shipper có trách nhiệm giao hàng lên tàu - On Board hay CIF thì Shipper có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích - Destination Port. Tất nhiên, điều đó sẽ loại trừ trường hợp có thỏa thuận thêm về việc cước phí được thể hiện trong hợp đồng ngoại thương, nếu không thì trách nhiệm của Shipper sẽ được hiểu theo tập quán quốc tế, tiêu biểu là theo Incoterms.
Thứ ba, đối với đại lý của hãng tàu ở cảng xuất để quyết định việc nhả hàng ở cảng đích. Với các bạn đã từng là chủ hàng của 1 lô hàng xuất nhập khẩu thì không lạ lẫm về điện giao hàng (D/O). Thực tế là nếu hàng đã đến cảng đích, việc giao hàng cho Consignee vẫn nằm trong sự quyết định của Shipper.
Thứ tư, thỏa thuận với hãng tàu về vấn đề xử lý các chi phí phát sinh, như phí DEM / DET hay phí sửa chữa container. Đây là thực tế mà các bạn cần hết sức lưu ý.
Nếu như ở trên tôi chỉ ra rằng Shipper sẽ hết trách nhiệm theo điều khoản Incoterms được thỏa thuận từ trước thì đó chỉ là “cái lý”, có thể nói vui là trong hoạt động xuất nhập khẩu rất cần tới “cái lý - cái tình”. Vì các bạn biết rằng hoạt động ngoại thương thường không diễn ra 1 lần giữa các đối tác mà ngược lại có thể lặp lại và khá thường xuyên. Nếu Shipper thiện chí, họ sẽ chịu (hoặc chia sẻ) chi phí sửa chữa vỏ container khi hãng tàu phạt consignee ở cảng đích, nếu vấn đề hỏng hóc đó diễn ra trong quá trình shipper đóng hàng.
Ngoài ra việc Shipper thỏa thuận trước với hãng tàu để được số ngày Freetime kéo dài hơn, cũng giúp Consignee giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình nhận hàng tại cảng dỡ.
Trên đây là những thông tin mà Vinalogs cho rằng hữu ích với các bạn đang cần tìm hiểu Shipper là gì. Vậy bạn có những vấn đề gì cần bổ sung hoặc thắc mắc cần giải đáp? Hãy liên hệ tới Vinalogs ngay nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.