Storage charge là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải và xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phí Storage Charge là gì, cách tính toán và ảnh hưởng của nó đến các bên liên quan.
Storage Charge là phí lưu container tại cảng và thường được gọi là phí lưu bãi, do cảng tính cho khoảng thời gian container nằm tại cảng vượt quá số ngày miễn phí.
Mặc dù do cảng tính và thu, nhưng phí Storage Charge thường được thu hộ hãng tàu, ít khi khách hàng trực tiếp thanh toán cho cảng, trừ trường hợp vỏ SOC (vỏ container của hàng, chứ không phải của hãng tàu). Phí này nên được tách ra từ DEM, để phân biệt rõ ràng và tránh nhầm lẫn.
Thông thường, cảng sẽ áp dụng một khoảng thời gian miễn phí Storage Charge cho khách hàng (thường là từ 3 đến 5 ngày), trong đó không tính phí lưu container. Sau khi vượt quá thời gian này, Storage Charge sẽ bắt đầu tính toán và khách hàng sẽ phải trả phí cho từng ngày container lưu trữ tại cảng.
Ví dụ: Bạn lưu cont tại cảng trong vòng 7 ngày, giả sử bạn được miễn phí 3 ngày theo quy định và mức phí Storage Charge là 50.000đ/ngày thì tổng phí phải nộp sẽ là 4 ngày x 50.000đ = 200.000đ.
Khi nộp Storage Charge, có một số điều bạn cần chú ý để đảm bảo phí được thu đúng và đóng đầy đủ cho cảng.
Đầu tiên, cần nhận biết và phân biệt đúng giữa Storage Charge và DEM, vì hai loại phí này có mức thu khác nhau khá nhiều (phí DEM cao hơn rất nhiều).
Các hãng tàu và nhiều người trong ngành vận chuyển logistics thường gộp chung cả hai loại phí trên, và ghi thành "phí lưu bãi", vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn. Việc kiểm tra lệnh giao hàng (D/O) để biết thời gian miễn phí DEM là rất quan trọng để tránh nhầm lẫn này.
Đối với hàng xuất khẩu, cần lưu ý rằng việc hạ bãi container quá sớm so với thời gian quy định trên Booking cũng có thể gây phát sinh Storage Charge và phí DEM. Trường hợp này, hãng tàu hoặc cảng có thể thu phí tùy theo thỏa thuận giữa các bên.
Để đảm bảo việc nộp phí Storage Charge đúng và đầy đủ, cần thực hiện các bước sau đây:
Doanh nghiệp sẽ phải chịu phí Storage Charge trong trường hợp container lưu tại cảng vượt quá thời gian miễn phí. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phải chịu phí này:
Vì vậy, để tránh phát sinh phí Storage Charge không mong muốn, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy trình, chuẩn bị chứng từ và thực hiện các thủ tục Hải Quan một cách chính xác và kịp thời.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai loại phí là Storage và DEM. Thực tế đây là hai loại phí khác nhau. Vậy cụ thể phí Storage và DEM khác nhau như thế nào?
Theo đó, mỗi hãng tàu sẽ đưa ra thời gian miễn phí cụ thể cho khách khi lưu container tại bãi. Tùy thuộc vào quy định của từng hãng mà thời gian có thể kéo dài khác nhau. Vì vậy, khi quá thời gian miễn phí, khách hàng phải nộp thêm phí Storage Charge.
Trên đây là những thông tin mà Vinalogs muốn đem đến cho các bạn về phí Storage Charge là gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn bỏ túi những kiến thức quan trọng liên quan đến các hoạt động vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.