Trong bài này, tôi cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bột mì về Việt Nam, cũng như các lưu ý liên quan khi nhập khẩu mặt hàng.
Đã từ lâu, bột mì là mặt hàng phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, bột mì được nhập khẩu về để phục vụ sản xuất, chế biến các loại thực phẩm phục vụ cả trong nước và xuất khẩu. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu 2018, nước ta đã nhập khẩu gần 3,13 triệu tấn với kim ngạch khoảng 750 triệu USD (theo congthuong.vn).
Trong bài viết này, tôi cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu các thủ tục cần thiết để đưa được lô hàng bột mì về nước cũng như các lưu ý liên quan khi nhập khẩu hàng này.
Bột mì là loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các loại bánh kẹo. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với hầu hết các loại bột, nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền. Bột mì thường có màu trắng và mịn.
Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nếu để dễ nhận biết bằng mắt thường thì phân loại theo màu sắc, gồm 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ lúa mì trắng).
Nhưng thông thường, người ta sẽ phân loại bột mì theo công dụng của chúng (dựa vào hàm lượng protein trong bột):
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm là:
Theo quy định của Nhà nước thì bột mì không nằm trong nhóm hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có hạn ngạch. Dó đó, doanh nghiệp có thể yên tâm nếu như có dự định nhập về.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu bột mì khá phức tạp, nhất là đối với lô hàng đầu. Vậy, trình tự thực hiện ra sao? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.
Trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục tự công bố sản phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu cần làm thủ tục tự công bố chất lượng bột mì, khi đó sản phẩm mới được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường.
Hồ sơ tự công bố:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố là Bộ Công Thương. Kết quả sẽ có sau khi nộp hồ sơ là khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Nếu có thắc mắc trong bước công việc này, hãy liên hệ cho tôi để được giải đáp bạn nhé.
Trên cơ sở Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã HS các loại hàng hóa chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các loại hàng hóa liên quan đến bột mì phải thực hiện kiểm dịch thực vật khi hàng về đến cảng hoặc kho (bạn vui lòng tham khảo tại Phụ lục 3 của Thông tư này).
Việc thực hiện được dễ dàng hơn thông qua hệ thống 1 cửa quốc gia. Chúng tôi có thể giúp các bạn thực hiện việc này.
Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Bộ chứng từ gồm:
Khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng bột mì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thủ tục nhập khẩu bột mì cần được tiến hành qua nhiều bước, nhưng cũng không quá phức tạp. Đối với doanh nghiệp nhập lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhưng từ lô thứ 2 bạn sẽ cảm thấy cũng khá dễ bởi hàng này không có hạn ngạch và được nhập khẩu bình thường.
Chúng tôi, Vinalogs là một đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nhập khẩu bột mì nói riêng và các loại hàng hóa nguyên liệu thực phẩm nói chúng. Vì vậy, bạn hãy nhấn vào link phía dưới hoặc gọi cho tôi để được tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất.
Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm! |
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.