Thủ tục xuất khẩu gạo từ A – Z đơn giản, dễ dàng

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng này cần đáp ứng một điều kiện nhất định.
Qua bài viết sau, Vinalogs xin được chia sẻ quy trình làm thủ tục xuất khẩu gạo để các bạn tiện theo dõi, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ giấy tờ trong việc xuất khẩu mặt hàng này.

thủ tục xuất khẩu gạo

Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã công bố rằng tính đến ngày 22/1/2024, trên toàn quốc có 161 doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh xuất khẩu gạo, được cấp Giấy chứng nhận.

Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 36 doanh nghiệp đủ điều kiện (giảm 1 so với thống kê công bố trong tháng 10/2023); tiếp theo là Cần Thơ với 34 doanh nghiệp, Long An có 22 doanh nghiệp, Đồng Tháp có 15 doanh nghiệp, và An Giang có 14 doanh nghiệp.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, năm 2023, Bộ Công Thương đã thực hiện thành công chiến lược xuất khẩu, đảm bảo tiêu thụ lúa gạo của nông dân với giá cao và đồng thời đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả xuất khẩu gạo đạt hơn 8,1 triệu tấn, mang về doanh thu gần 4,7 tỷ USD, trong bối cảnh tình hình thương mại gạo thế giới phức tạp, nhiều quốc gia áp đặt các hạn chế xuất khẩu với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.

Thủ tục xuất khẩu gạo ra nước ngoài

Quy định về chính sách xuất khẩu gạo

Về cơ bản, gạo là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với những đơn vị mới xuất khẩu lần đầu, sẽ cần nắm rõ một số quy định về chính sách xuất khẩu gạo như sau:

  • Nghị định số 109/2010/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Quy định về một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
  • Văn bản số 02/VBHN-BCT (2018): Quy định về một số điều trong Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Yêu cầu đối với việc xuất khẩu gạo

Đơn vị xuất khẩu gạo khi yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau:

  • Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 133: 2013/BNNPTNT);
  • Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 134: 2013/BNNPTNT).

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định cần được sở hữu hoặc được thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

Đơn vị xuất khẩu có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình.

thủ tục xuất khẩu gạo

Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo

Tùy theo từng loại gạo mà sẽ có mã HS khác nhau. Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc vào chương 10 – Ngũ cốc, nhóm 1006. Mã HS chi tiết của từng loại gạo như sau:

  • Mã HS của Thóc là 100610.
  • Mã HS của Gạo lứt là 100620.
  • Mã HS của Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng là 100630.

Theo đó, đối với thuế khi xuất khẩu, cả 2 khoản thuế VAT và thuế xuất khẩu đều được miễn hoàn toàn. Cụ thể như sau:

  • Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với những mặt hàng xuất khẩu, trong đó có gạo xuất khẩu là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu đối với gạo hiện nay là 0%.

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Đơn vị xuất khẩu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và nộp cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
  • Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo doanh nghiệp có sẵn trong kho. Địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực, khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
  • Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc.
  • Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ đăng ký hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.

Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo

Việc nắm rõ các giấy tờ cùng quy trình làm thủ tục sẽ giúp giải quyết rất nhiều rắc rối trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu gạo.

  • Tờ khai hải quan: Bạn cần thực hiện việc khai báo trên tờ khai hải quan và nộp hai bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39 - 2018 TT-BTC.
  • Hóa đơn thương mại giấy tờ có giá trị tương đương nếu người mua phải thanh toán cho người bán cần có một bản chụp.
  • Giấy phép về xuất khẩu hàng hóa hoặc các văn bản cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
  • Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chứng từ khác theo quy định của pháp luật: 1 bản chính.
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa: Một bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa lần đầu.
  • Hợp đồng ủy thác: Một bản chụp doanh nghiệp ủy thác hàng hóa cần có giấy phép được xuất khẩu giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về thủ tục xuất khẩu gạo, chính sách cũng như quy trình làm việc, giúp bạn hiểu và nắm rõ trước khi xuất khẩu gạo ra nước ngoài. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn ngay hôm nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.