Thủ tục xuất khẩu gỗ ván lạng, gỗ dán, gỗ dăm

Gần đây, tôi thấy nhiều bạn thắc mắc về thủ tục xuất khẩu gỗ ván lạng (gỗ ván bóc), gỗ dăm, gỗ dán... hay thủ tục xuất khẩu lâm sản nói chung, trong đó đa số là các mặt hàng để phục vụ chế biến công nghiệp.

Nhu cầu xuất loại hàng này trong thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể, xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp mới, tham gia bên cạnh các doanh nghiệp đã hoạt động từ trước. Trong bài viết này tôi sẽ trả lời những câu hỏi mà các bạn thắc mắc nhiều, cũng như những lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng gỗ nói chung.

Trên thực tế, lâm sản đã và đang chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, 7 tháng đầu năm 2019 sản lượng lâm sản xuất khẩu đạt 6,047 tỷ USD, trong đó chủ yếu là đi các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc lên tới 87,7%.

Với lợi thế sẵn có, các mặt hàng lâm sản nói chung và gỗ chế biến nói riêng của Việt Nam  tương lai sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và lâm sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng 17,9% so với cùng kỳ 2018.

Nhu cầu xuất loại hàng này trong thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể, xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp mới, tham gia bên cạnh các doanh nghiệp đã hoạt động từ nhiều năm trước. Có nhiều câu hỏi về thủ tục xuất khẩu lâm sản đã được gửi tới cho chúng tôi, trong đó chủ yếu là về các mặt hàng gỗ chế biến công nghiệp, nên trong bài viết này tôi sẽ trả lời những câu hỏi mà các bạn thắc mắc nhiều, cũng như những lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng gỗ nói chung.

Gỗ xuất khẩu có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có những chính sách quản lý xuất khẩu hơi khác nhau, nhưng ở đây tôi và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu một đại diện mà chúng ta cũng hay gặp, đó là gỗ ván lạng, gỗ băm, gỗ dán...

Mặt hàng gỗ ván lạng, ván bóc, gỗ dán

Gỗ ván lạng có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, sau khi được khai thác sẽ được bóc ly tâm thành những lát mỏng có độ dày thường là từ 0.3 - 0.6mm, còn chiều rộng thì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và tùy thuộc vào loại gỗ. Sau đó sẽ được sấy và phơi khô thành thành phẩm, hay còn gọi là veneer.

Gỗ ván lạng đang phơi khô

Gỗ đã đóng thành bó vuông

Mục đích của gỗ ván lạng là để dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp, tạo một bề mặt có màu và vân thật, chứ không phải vân vẽ, vì các veneer được sản xuất từ gỗ thật. Với kỹ thuật dán gỗ như ngày nay, nếu nhìn từ mắt thường không phải ai cũng có thể phân biệt được một tấm gỗ tự nhiên và một tấm gỗ công nghiệp được dán veneer.

Mã HS của gỗ ván lạng

Theo biểu thuế XNK 2019, gỗ ván lạng thuộc nhóm 44.08, trong nhóm này chỉ có 9 mã HS nên bạn có thể chọn được mã cho loại hàng của mình tương đối dễ. Tất cả các loại gỗ nằm trong nhóm này đều có thuế suất xuất khẩu là 10%

Như vậy, khi xuất khẩu mặt hàng gỗ ván lạng bạn cần lưu ý là phải nộp thuế xuất khẩu.

Về chính sách mặt hàng

Khi thực hiện thông quan xuất khẩu mặt hàng gỗ nói chung và gỗ chế biến, gỗ ván lạng nói riêng, hải quan và các cơ quan chuyên trách đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

Một vài đơn vị xuất khẩu mặt hàng này có hỏi tôi là có cần “hồ sơ lâm sản” không

Theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 có nêu rõ “Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.” - khoản 1, điều 8.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm tại các văn bản: 

  • Công văn số 2601/GSQL-GQ1 ngày 25/10/2017 V/v hồ sơ lâm sản xuất khẩu. 
  • Công văn số 657/KL-ĐT của cục Kiểm lâm phúc đáp văn bản số 2355/GSQL-GQ1


Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ ván lạng

Bộ hồ sơ xuất khẩu bao gồm:

Việc hun trùng hay kiểm dịch thực vật hoàn toàn do yêu cầu của bên nhập khẩu nước ngoài. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ ván lạng, hải quan không yêu cầu doanh nghiệp làm hun trùng hay kiểm dịch.

Chứng thư hun trùng gỗ ván lạng xuất khẩuChứng thư hun trùng gỗ ván lạng xuất khẩu

Một số lưu ý khi xuất khẩu gỗ ván lạng

Như đã đề cập ở trên, khi xuất khẩu các mặt hàng gỗ nói chung và gỗ ván lạng nói riêng, bạn cần chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, bởi vì các cơ quan chuyên trách rất sát sao vấn đề này. Dễ hiểu thôi, vì gỗ là một loại hàng tương đối nhạy cảm, hải quan sẽ giám sát chặt chẽ việc xuất khẩu, bất kể là loại nào, gỗ ván lạng, ván ép, gỗ xẻ thanh, gỗ mỹ nghệ,...

Nếu bạn là một đơn vị thu mua từ các xưởng sản xuất nhỏ lẻ để xuất khẩu, bạn cần làm việc với bên cung cấp để xin các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Về việc hun trùng hoặc kiểm dịch thực vật, như tôi đã nói ở trên, hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải làm việc này, nhưng bạn nên hỏi lại bên nhập khẩu xem có cần không, nếu cần thì sẽ làm luôn, tránh việc hàng hóa khi đã thông quan, hoặc chuẩn bị lên tàu mới phát sinh bước công việc này sẽ rắc rối, mất thời gian.

Tóm lại

Việc làm thủ tục xuất khẩu gỗ ván lạng không quá khó, những gì tôi đã tóm tắt ở trên cũng giúp bạn hiểu được phần nào các công việc sẽ phải làm để thông quan cho lô hàng.

Tuy nhiên, tôi nói chuyện là như vậy, còn khi bạn bắt tay vào làm rất có thể sẽ xuất hiện một số vấn đề không lường trước. Chẳng hạn mới gần đây công ty tôi có làm vài lô hàng gỗ ván bóc kiểu này, hải quan họ yêu cầu rất kỹ việc chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng, thậm chí cần cả xác nhận của kiểm lâm địa phương, của xưởng sản xuất trực tiếp...

Dù sao, nếu chưa quen thì bạn nên nghiên cứu chuẩn bị kỹ trước khi làm.

Nếu có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị uy tín làm dịch vụ thông quan xuất khẩu cho các mặt hàng gỗ nói chung, và gỗ ván lạng nói riêng, bạn vui lòng liên lạc cho chúng tôi theo địa chỉ phía dưới nhé.

Thủ tục hải quan & vận chuyển

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm!

Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu



New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.