Thủ tục xuất khẩu gốm sứ sang các nước trên thế giới

Các sản phẩm gốm sứ không những được ưa dùng từ thời xưa ở trong nước, mà còn được cho xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài. Những thị trường Châu u Mỹ, Canada, Argentina… có tiềm năng lớn cho mặt hàng này. Để mọi người hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu gốm sứ cần những giấy tờ thế nào? Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Gốm sứ là gì?

Gốm sứ là sản phẩm được tạo thành từ đất sét kết hợp với các hợp chất khác sau đó được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Gốm được nung ở nhiệt độ khoảng 800 độ C, còn nhiệt độ nung sản phẩm sứ khoảng 1200 độ C.

thủ tục xuất khẩu gốm sứ

Gốm sứ đã tạo nên rất nhiều sản phẩm gia dụng hằng ngày, trong ẩm thực (ấm trà, chén bát, nồi niêu), trang trí (bình hoa, tranh gốm), hoặc dùng làm công cụ sản xuất (hũ, lu chứa)…

Chính sách xuất khẩu gốm sứ

Nhóm mặt hàng gốm sứ hiện được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để xuất khẩu ra nước ngoài. Để thuận lợi cho việc triển khai, nhà xuất khẩu cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong quy trình thủ tục xuất khẩu cho mặt hàng gốm sứ.

Theo quy định hiện hành thì gốm sứ không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu, và cũng không phải kiểm tra chuyên ngành. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục bình thường.

Thuế xuất khẩu và mã HS Code của mặt hàng gốm sứ

Thuế xuất khẩu của tất cả các loại hàng hóa và sản phẩm gốm sứ nói một cách riêng phải thực hiện đúng theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu.

Để xác thực đúng mã HS Code của mặt hàng cần căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có công dụng, đặc tính, cấu tạo… của mặt hàng. Từ đó so sánh các loại mã trong biểu thuế. Vận dụng các Quy tắc áp mã, bạn sẽ tra cứu được Mã HS phù hợp với lô hàng của mình.

Thông thường, các sản phẩm gốm sứ xuất khẩu có mã HS Code trong nhóm 6909 đến 6914.

Với mã như trên, thuế xuất khẩu hiện hành là 0%.

Thủ tục xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam

So với nhiều mặt hàng khác, sản phẩm gốm sứ có thủ tục xuất khẩu đơn giản hơn khá nhiều. Nhóm mặt hàng này không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành hay phải xin giấy phép khi xuất khẩu. Vì thế, bạn có thể làm thủ tục xuất khẩu bình thường, không có nghiệp vụ nào đặc biệt.

Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm trong Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Thông thường, nhà xuất khẩu Việt Nam cần chuẩn bị một số chứng từ sau:

  • Sales Contract (Hợp đồng bán hàng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu quy định trong hợp đồng, người xuất khẩu có thể phải chuẩn bị thêm một số chứng từ tương ứng. Vì thế, người xuất khẩu cần hiểu rõ để tuân thủ cho đúng.

Khi đóng hàng xong, người xuất khẩu (hoặc thông qua đơn vị dịch vụ hải quan) khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu, và làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
Với hàng gốm sứ, bạn cũng cần chú ý đóng gói hàng hóa đúng quy cách để đảm bảo an toàn. Thực tế, đây là mặt hàng rất dễ gặp sự cố liên quan đến nứt vỡ trong quá trình vận chuyển.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục xuất khẩu gốm sứ ra nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn trực tiếp về thủ tục xuất khẩu hàng hóa hiện nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.