Trong bài viết này, hãy cùng Vinalogs tìm hiểu về quy trình và thủ tục xuất khẩu nông sản Việt Nam đi các nước.
Trong những năm gần đây, việc xuất khẩu nông sản đang được đẩy mạnh do chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng cao và được nhiều thị trường ưa chuộng. Trong đó có cả các quốc gia có yêu cầu cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...
Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt tới 26,4 tỷ USD. Trong đó có 5 nhóm đạt trên 2,5 tỷ USD:
(Nguồn: vneconomy.vn)
Tất nhiên, ngoài 5 sản phẩm và nhóm sản phẩm hàng đầu kể trên, chúng ta còn rất nhiều các nông sản khác cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu, chẳng hạn như: sắn, hạt tiêu, chè, ca cao, bông...
Với những đơn vị mới làm xuất khẩu, cần hết sức lưu ý những nội dung cần chuẩn bị để cho công việc được thuận lợi, tránh những vướng mắc có thể phát sinh.
Việc kiểm tra trước này rất quan trọng, bởi vì mỗi nước nhập khẩu nông sản rất có thể có quy định riêng về nhập khẩu nông sản.
Ví dụ:
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu, công ty bạn cần phải tìm hiểu xem nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm này từ Việt Nam hay không, và sản phẩm của bạn có đạt yêu cầu chất lượng hay không.
Việc kiểm tra sơ bộ này nên làm từ đầu, sẽ giúp bạn tìm thị trường phù hợp và nước nhập khẩu phù hợp với từng loại nông sản mình định xuất khẩu. Cách đơn giản nhất là hỏi trực tiếp người mua hàng nước ngoài. Họ hiểu rõ về quy định tại nước họ, hoặc có thể tham vấn những cơ quan hữu quan.
Khi được sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước ngoài, thì người xuất khẩu Việt Nam nên chuẩn bị đáp ứng các điều kiện bên nhập khẩu đưa ra.
Dưới đây là một số yêu cầu có thể phải đáp ứng khi đưa nông sản vào thị trường của đối tác:
Ngoài ra, đối với hàng hàng nông sản cần bảo quản lạnh, thì còn cần phải chú ý đến các khoảng thời gian cần thiết để giữ nhiệt độ ở mức lạnh cần thiết:
Tất cả các khoảng thời gian trên cần được tính toán cho ăn khớp với nhau, để đảm bảo hàng hóa nông sản được giữ lạnh trong nhiệt độ phù hợp, tránh bị hư hỏng. Điều này liên quan nhiều đến chuỗi cung ứng lạnh nông sản mà Việt Nam đang dần hình thành và phát triển mạnh.
Các công việc chuẩn bị và kiểm tra này rất quan trọng, quyết định đến hàng hóa có đảm bảo chất lượng và đáp ứng được tiêu chuẩn của nước ngoài hay không.
Ngoài những giấy tờ tài liệu liên quan đã nêu ở trên, người xuất khẩu Việt Nam còn cần chuẩn bị các loại chứng từ như sau:
Đối với những hàng nông sản đã nhập khẩu về và giờ muốn xuất đi thì cần thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, do chi cục kiểm dịch thực vật cấp khi hàng nhập vào Việt Nam trước đó.
Theo kế hoạch đã lập ra, nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Việc thu xếp vận tải tùy theo điều kiện thương mại đã ký kết (chẳng hạn FOB, CFR… trong Incoterms). Đơn vị vận tải kéo vỏ container rỗng về kho để doanh nghiệp đóng hàng, sau đó chuyển về cảng chờ làm thủ tục thông quan và xuất tàu.
Việc lấy mẫu kiểm dịch và hun trùng được thực hiện trong bước này. Nếu làm lần đầu thì cán bộ kiểm dịch có thể cần về kho riêng lấy mẫu, và kiểm tra vùng nguyên liệu (nếu cần). Từ những lô hàng tiếp theo thì có thể chỉ kiểm dịch tại cảng.
Khi hàng hạ về CY cảng, chủ hàng hoặc đơn vị dịch vụ thông quan sẽ khai báo hải quan và làm các thủ tục cần thiết để thông quan cho hàng hóa.
>> Tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan tại đây.
Lưu ý: việc hạ cont về CY cảng, thông quan, thanh lý và vô sổ tàu phải được hoàn thành trước giờ Closing time quy định trong Booking Note của hãng tàu.
Cùng với việc làm thủ tục thông quan cho lô hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gửi chi tiết làm vận đơn (gọi là SI - Shipping Instruction) và khai báo khối lượng hàng đã được xác nhân (VGM) cho hãng tàu.
Sau khi tàu chạy và có vận đơn (B/L), người xuất khẩu làm hồ sơ xin cấp C/O, nộp hồ sơ tại phòng quản lý XNK để được cấp chứng nhận.
Sau khi các chứng từ đã sẵn sàng: B/L, Invoice, Packing List, Phyto, C/O… tùy theo điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ gửi cho người nhập khẩu nước ngoài (nếu thanh toán T/T), hoặc xuất trình bộ hồ sơ gốc cho ngân hàng (với phương thức thanh toán LC, DP, DA).
Khi bộ chứng từ đầy đủ chuẩn chỉnh, người bán nhận được thanh toán là hoàn tất toàn bộ thủ tục xuất khẩu lô hàng nông sản.
>> Tham khảo chi tiết trong Tiêu chuẩn cơ sở 774:2020 - quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng
Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu nông sản không quá khó, nhưng có những quy định và tiêu chuẩn đặc thù cho nhóm mặt hàng này cần được lưu ý áp dụng, như chúng tôi đã nêu chi tiết ở trên.
Nếu các bạn cần tư vấn chi tiết hơn về quy trình hoặc các quy định liên quan, Vinalogs luôn sẵn sàng hỗ trợ. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường link dưới đây.
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.