Vận đơn là gì? Có những loại nào? Áp dụng trong những phương thức vận chuyển nào?... Đó là những câu hỏi liên quan đến khái niệm cơ bản trong vận tải hàng hóa, mà tôi sẽ thảo luận chi tiết trong bài viết này.
Đây là một khái niệm cũng khá rộng nếu đi sâu phân tích, và có thể áp dụng linh hoạt, có khi là không chính xác trong một số phương thức vận tải. Nhưng tôi sẽ tập trung ở đây vào mặt định nghĩa, sau đó sẽ dẫn đường link đến những bài cụ thể chi tiết hơn cho từng phương thức vận tải.
Trước hết là khái niệm…
Bản thân từ “vận đơn” là ghép của 2 âm Hán Việt. Trong đó, “vận” được hiểu là vận chuyển, còn “đơn” nghĩa là tờ phiếu ghi nhận thông tin. Kết hợp lại thì có thể hiểu nôm na: vận đơn là tờ phiếu ghi nhận thông tin về vận chuyển hàng hóa.
Trong tiếng Anh cũng tương tự như vậy. Vận đơn (đường biển) là Bill of Lading. “Bill” là tờ phiếu (= “đơn”), “lading” là xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (= “vận”). Ghép lại thì Bill of Lading có nghĩa là “vận đơn” trong tiếng ta.
Lưu ý 1 chút: Bill of Lading đúng ra là vận đơn trong vận tải biển, không phải là từ vận đơn nói chung, áp dụng cho các phương thức khác như hàng không, đường bộ…
Nếu theo một cách chính tắc, thì có thể định nghĩa khái quát như sau:
Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.
Nói như vậy cũng ngầm định rằng vận đơn được dùng cho vận tải biển, để phân biệt với khái niệm vận đơn hàng không (Airway Bill) dùng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng máy bay.
Cụm từ “vận đơn” (Bill of Lading) được dùng cho phương thức vận chuyển đường biển. Nếu nói "vận đơn hàng không", hay "vận đơn đường bộ" thì đó là cách dùng từ theo thói quen. Đúng ra nên dùng thuật ngữ "Giấy gửi hàng" (Waybill) sẽ chính xác hơn.
"Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển."
Bộ luật Hàng hải năm 2015, Điều 148
Nếu xét theo khía cạnh lịch sử hình thành và sử dụng, vận đơn đường biển được bắt đầu sử dụng từ thế kỷ 13, khi thông thương hàng hóa bằng đường biển trở nên tấp nập ở châu Âu, và chủ hàng cần có bằng chứng văn bản về việc hàng hóa được xếp xuống tàu.
Ban đầu vận đơn chỉ có mục đích như một biên lai của người vận chuyển phát hành khi nhận hàng.
Sau nhiều thế kỷ, nhiều thủ tục và quy định được đưa ra áp dụng, dần hình thành nên mẫu vận đơn đang được sử dụng ngày nay. Một số quy định quan trọng gồm:
Vận đơn có vai trò quan trọng trong vận tải biển, vì chứng từ này có có 3 chức năng thiết yếu như sau:
Để bạn có thể hình dung rõ hơn về 3 chức năng nêu ở trên, hãy cùng liên tưởng và so sánh vận đơn với vé coi giữ xe ở Việt Nam.
Tất nhiên so sánh trên chưa hoàn toàn chính xác, nhưng tôi muốn lấy ví dụ đơn giản trong thực tế để bạn có thể hiểu được vai trò của vận đơn đường biển.
Tiếp theo, chúng ta cùng xem những nội dung chính của vận tải đơn...
Bạn xem mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu MSC trong hình dưới, có thể nhấp chuột phải và mở trong tab mới để xem ảnh kích thước lớn hơn.
Nội dung chi tiết trên B/L của từng hãng vận tải có thể khác nhau ít nhiều. Sau đây là những mục chính cần lưu ý trong cách đọc vận đơn đường biển, cho hàng container (tàu chợ), còn B/L cho tàu chuyến sẽ khác đi chút ít (vd: không có số container, seal…).
Nội dung chi tiết hơn theo phương thức vận tải, bạn có thể tham khảo thêm trong bài Vận đơn đường biển, hay Vận đơn hàng không.
Mặt sau của vận đơn gồm quy định chi tiết những điều khoản do hãng vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng chỉ có thể chấp nhận chứ không thay đổi được. Tuy nhiên, những nội dung này phải phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Bạn có thể xem trong ảnh dưới mặt sau của vận đơn, gồm các định nghĩa, các điều khoản chung, trách nhiệm của người chuyên chở, xếp dỡ và giao nhận, cước phí và phụ phí, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, miễn trách của người chuyên chở…
Với những người làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, thì trong khi đọc vận đơn đường biển, cần lưu ý những nội dung quan trọng sẽ phải nhập vào tờ khai hải quan. Bạn nên đối chiếu số liệu với những chứng từ khác như: Packing List, Commercial Invoice, Certificate of Origin. Những nội dung cần để ý bao gồm:
Còn với hàng xuất, bạn cũng cần kiểm tra B/L kỹ lưỡng từ bản nháp (draft), để có thể phát hiện sai sót. Nếu phải sửa chữa nội dung B/L thì cần làm sớm, tránh phát sinh phí sửa Bill mà hãng tàu có thể áp dụng.
Cách phổ biến nhất là phân loại theo cách ghi người nhận hàng, tương ứng với chức năng quan trọng nhất liên quan đến “chứng từ sở hữu”.
Ngoài ra, còn có một số tiêu chí phân loại khác, để phù hợp với nhu cầu phân biệt các loại vận đơn trong thực tế.
Cụ thể từng cách phân loại như sau...
Theo tiêu chí chủ thể nhận hàng (hoặc khả năng chuyển nhượng quyền sở hữu), vận đơn được chia thành 3 loại: vận đơn đích danh, vận đơn vô danh, và vận đơn theo lệnh.
Ngoài cách phân loại theo khả năng chuyển nhượng như trên, tùy theo mục đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một số loại khác như sau:
Căn cứ vào tình trạng, hay cách ghi chú trên chứng từ, thì có thể chia thành 2 loại: vận đơn hoàn hảo và không hoàn hảo.
Khi căn cứ vào đối tượng phát hành, thì có các loại vận đơn như sau:
>> Tìm hiểu thêm về cách phân biệt MBL và HBL
>> Chi tiết Switch Bill of Lading là gì?
Như vậy, tùy theo cách phân loại mà ta có các loại vận đơn theo từng nhóm riêng như tôi vừa nêu chi tiết ở trên. Bạn nên tìm hiểu cụ thể để nắm được khái niệm, cũng như phân biệt các loại vận đơn này trong thực tế công việc.
Tóm lại, vận đơn là chứng từ quan trọng trong vận tải biển, và bạn cần lưu ý nhất về tính sở hữu hàng hóa, có liên quan đến vận đơn gốc. Vận đơn cũng có nhiều loại, sử dụng tùy theo hoàn cảnh cụ thể trong thực tế.
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết về vận đơn đường biển. Bạn có thể muốn tham khảo tiếp một số bài viết liên quan:
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Vận đơn là gì về Trang chủ
Chuyển từ Vận đơn là gì về Chứng từ xuất nhập khẩu
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.