Giao nhận vận tải là gì?

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giao nhận vận tải đóng vai trò quan trọng giúp hàng hóa di chuyển một cách nhanh chóng và hiệu quả từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây là một mắt xích không thể thiếu trong lĩnh vực logistics, góp phần tối ưu hóa thời gian, chi phí và đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Vậy giao nhận vận tải là gì? Nó bao gồm những dịch vụ nào và tầm quan trọng ra sao đối với doanh nghiệp? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò cũng như các phương thức giao nhận vận tải phổ biến hiện nay.

Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics hoặc muốn tối ưu hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình, đừng bỏ qua bài viết này!

Khái niệm Giao nhận vận tải là gì?

Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ.

Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau:

“Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Giao nhận vận tải ngoại thương

Giao nhận vận tải phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, trong đó giao nhận xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn. Trong quá trình này có nhiều bên tham gia, phổ biến bao gồm:

  • Người mua hàng (buyer): người mua đứng tên trong hợp đồng thương mại và trả tiền mua hàng.
  • Người bán hàng (seller): người bán hàng trong hợp đồng thương mại
  • Người gửi hàng (consignor): người gửi hàng, ký hợp đồng vận tải với Người giao nhận vận tải
  • Người nhận hàng (consignee): người có quyền nhận hàng hóa
  • Người gửi hàng (shipper): người gửi hàng trực tiếp ký hợp đồng với bên vận tải.
  • Người vận tải, hay người chuyên chở (carrier): vận chuyển hàng từ điểm giao đến điểm nhận theo hợp đồng vận chuyển.
  • Người giao nhận vận tải: Người trung gian thu xếp hoạt động vận chuyển, nhưng đứng tên người gửi hàng trong hợp đồng với người vận tải.

Sự khác nhau giữa consignor và shipper: hai từ này đều có nghĩa là người gửi hàng, và về cơ bản có nghĩa tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người ta thường dùng từ consignor chứ không phải là shipper, và ngược lại. Chẳng hạn trong mẫu vận đơn FBL của FIATA, người gửi hàng là “consignor”, còn trên vận đơn của hãng tàu chợ, người gửi hàng thường là “shipper”

Giao nhận vận tải hàng đặc biệt

Một số công ty giao nhận xuất nhập khẩu có thể chuyên sâu cung cấp dịch vụ giao nhận cho những mặt hàng đặc biệt, chẳng hạn như:

  • Hàng đóng ghép (consolidation)
  • Hàng siêu trường siêu trọng (Heavy cargo)
  • Hàng súc vật sống (Livestock)
  • Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods)
  • Hàng dễ hư hỏng (Perishables)
  • Hàng thực phẩm (Foodstuffs) 

Chuyển từ Giao nhận vận tải tới Freight forwarder

 


 

New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.