Vận tải biển là gì?

Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận chuyển như thế nào?

1. Vận tải biển là gì?

Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Vận tải biển bằng tàu container

Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.

Việt nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa trong nước, tiền đề giúp dịch vụ logistics trong nước phát triển mạnh mẽ.

Vai trò của vận tải đường biển

Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, phương thức giao thông vận tải đường biển đóng góp một vai trò quan trọng bởi:

  • Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế.
  • Góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, giao thương quốc tế trong nước phát triển hơn.
  • Giúp phát triển để góp phần thay đổi cơ cấu thị trường, hàng hóa trong hoạt động giao thương quốc tế.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến chính cán cân thanh toán quốc tế hiện nay.

>> Tìm hiểu thêm về vai trò của vận tải biển

Ưu nhược điểm của giao thông vận tải đường biển

Là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giao thương quốc tế, đối với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển còn có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Ưu điểm của giao thông vận tải đường biển không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa:

  • Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, nhất là với mặt hàng siêu trường siêu trọng với cự ly dài, mà các hình thức vận tải khác khó làm được.
  • Giá thành vận tải hàng hóa thấp hơn so với các phương thức khác.
  • Các tuyến vận tải biển có thể tiếp cận tất cả các lục địa trên toàn cầu.
  • Khá thân thiện với môi trường (eco-friendly)

Nhược điểm

  • Không thể giao nhận hàng đến tận nhà người nhận, mà cần kết hợp với các phương tiện vận tải đường bộ.
  • Thời gian vận chuyển dài hơn, không phù hợp với một số mặt hàng có giá trị, dễ hư hỏng, cần gấp.

Các loại phí trong vận tải đường biển

Cũng tương tự như các loại hình vận tải khác, ở vận tải bằng đường thủy thì doanh nghiệp cũng sẽ mất nhiều khoản phí và phụ phí khác nhau, chẳng hạn như:

  • O/F (Ocean Freight): Phía vận tải từ cảng này đến cảng khác hay còn gọi là cước đường biển.
  • Phí chứng từ: Loại phí để hãng tàu làm thủ tục và vận đơn cho lô hàng.
  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để phù đắp cho các hoạt động khác tại cảng như: tập kết container, xếp dỡ hàng hóa,…
  • Phí CFS (Container Freight Station fee): Chi phí cho lô hàng lẻ xuất nhập khẩu.
  • Phí CIC CIC (Container Imbalance Charge): Phí mất cân đối vỏ container.
  • Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng giao nhận đi các nước Châu Á.
  • Phí Handling: Phí đại lý theo dõi quá trình vận tải hàng hóa, cũng như khai báo Manifest với cơ quan chức năng trước khi tàu về bến.
  • PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí tắc nghẽn cảng có thể làm tàu bị chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí liên quan.
  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm khi nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

Quy trình vận tải đường biển

Cũng tương tự như nhiều phương thức vận tải khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy sẽ có quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tìm kiếm, liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển để được tư vấn dịch vụ, cũng như cung cấp thông tin giao nhận hàng chi tiết và làm hợp đồng.

Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan để được cấp chứng nhận thông quan. Ở bước này cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàng hóa theo đúng quy định. Phía chủ hàng phải cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành theo đúng quy định của hải quan.

Bước 3: Hàng hóa sẽ tiến hành được lưu kho đến bến cảng để tiếp tục kiểm tra, sau đó được xếp dỡ lên boong tàu theo lịch trình.

Bước 4: Xếp hàng lên tàu và tiến hành vận chuyển.

Bước 5: Sau khi hàng cập bến đích sẽ được xếp dỡ và giao đến người nhận như trong hợp đồng đã ký kết.

Nguồn: lotusport.com

Tham khảo thêm:


Chuyển từ Vận tải biển về Trang chủ


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.