Như chúng ta đều đã biết, vận tải container đã và đang là hình thức ngày càng trở nên phổ biến.
Nếu ở các đô thị lớn, nhất là các thành phố cảng, chắc hẳn chúng ta không xa lạ với hình ảnh xe chở hàng container chạy trên các trục đường cao tốc hay quốc lộ, nhất là gần các khu công nghiệp. Còn ở gần các cảng biển, bạn sẽ thường xuyên được thấy các con tàu container ra vào bến, chở hàng hóa xuất nhập khẩu nối Việt Nam với các cảng biển khắp nơi trên thế giới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển của vận tải container, các loại container phổ biến, ưu điểm và hạn chế của hình thức này, cũng như quy trình vận chuyển từ A đến Z. Ngoài ra, tôi cũng sẽ chia sẻ thêm thông tin về những công nghệ tiên tiến đang định hình ngành vận tải container, cũng như đăng lại một số dự báo của các chuyên gia về xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
Là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container tiêu chuẩn, phù hợp với nhiều phương thức khác nhau như tàu biển, xe tải, tàu hỏa.
Cụ thể hơn, hàng hóa được đóng vào container, chằng buộc chặt chẽ, niêm phong kẹp chì (seal). Sau đó container như công cụ mang hàng được vận chuyển đi bằng các phương tiện vận chuyển.
Sở dĩ hình thức này ngày càng phổ biến là nhờ những ưu điểm nổi bật của nó, mà tôi sẽ nêu ở phần cuối bài.
Ngày nay, thật khó tưởng tượng một thế giới không có container vận chuyển. Nhưng quay ngược thời gian trở lại thế kỷ 20, ngành vận tải hàng hóa hoàn toàn khác biệt so với hiện tại. Việc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe hay tàu hỏa chủ yếu dựa vào phương pháp thủ công: từng thùng hàng, bao tải phải được sắp xếp riêng lẻ, vừa tốn nhiều công sức vừa làm tăng nguy cơ hư hỏng và thất thoát.
Theo nhiều nguồn tài liệu, lịch sử vận tải container có thể nói bắt đầu từ đầu thế kỉ 19 khi quân đội Mỹ sử dụng các thùng chứa, trong tiếng Anh gọi là container (lúc đó chưa theo tiêu chuẩn hóa) để vận chuyển hàng quân sự tới các chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tuy nhiên, sự ra đời của container tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến ngày nay được cho là bắt đầu từ năm 1937 khi Malcolm McLean, khi đó còn là một lái xe người Mỹ, nghĩ ra cách thức sử dụng các thùng xe tải vận chuyển như những công cụ chứa hàng trên biển. Ông nhận ra rằng nếu hàng hóa được đóng gói trong những chiếc thùng có kích thước đồng nhất, việc bốc dỡ sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Ý tưởng này được hiện thực hóa bằng chuyến tàu đầu tiên chở container từ Newark (New Jersey) đến Houston (Texas), đánh dấu khởi đầu của cuộc cách mạng trong ngành vận tải biển.
Sự mở đầu việc sử dụng công cụ này cùng với sự lớn mạnh của công ty Sea-Land, và thịnh hành vận chuyển hàng quân sự trong container để phục cho nhu cầu hậu cần của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là những nhân tố quan trọng dẫn tới sự phát triển rộng khắp của hình thức vận tải container sau này.
Các tiêu chuẩn về kích thước container dần được quốc tế hóa, giúp việc kết nối giữa các phương thức vận tải trở nên linh hoạt hơn. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) cũng đã sớm đặt ra các quy chuẩn cho container, dẫn đến sự ra đời và phổ biến của của loại container như 20 feet, 40 feet mà ngày nay chúng ta vẫn thấy trên các con tàu, xe rơ-mooc, và ở các bến cảng.
Trong vài thập niên trở lại đây, người ta cũng bắt đầu sử dụng cụm từ container hóa (containerization) để nói về sự thịnh hành và vai trò của hình thức vận tải này trong thương mại toàn cầu.
Sự phát triển của vận tải container không chỉ giới hạn trong ngành vận tải biển mà còn lan rộng sang đường bộ và đường sắt, tạo ra một mạng lưới đa phương thức cũng như hệ thống logistics toàn cầu.
Sự ra đời và tiêu chuẩn hóa của container như công cụ mang hàng đã giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải, đảm bảo tính thuận tiện và khả thi của việc sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải. Cũng từ đó cho ra đời khái niệm vận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa không cần phải dỡ ra và xếp lại vào công cụ mang hàng (container) khi chuyển tiếp giữa các hình thức vận tải (chẳng hạn từ tàu lên xe tải hay tàu lửa).
Ngày nay, với hệ thống mạng lưới tuyến vận tải container rộng khắp, kết hợp với hình thức vận tải đa phương thức, vận tải container đang ngày càng đóng vai trò quang trọng trong thương mại toàn cầu.
Nhìn lại, từ một ý tưởng đơn giản nhưng táo bạo của Malcolm McLean, vận tải container đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thương mại toàn cầu. Nhưng chặng đường phát triển của nó vẫn chưa dừng lại, khi những cải tiến công nghệ và xu hướng mới liên tục xuất hiện. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá những loại container phổ biến trong ngành vận tải, và cách chúng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Trong ngành logistics, việc chọn đúng loại container có thể ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, thời gian và sự an toàn của hàng hóa. Bởi vậy, trước khi vận chuyển, doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại container phổ biến trong vận tải container để tối ưu hóa hoạt động của mình.
Hãy tưởng tượng bạn là một nhà nhập khẩu cần vận chuyển lô hàng trái cây từ Việt Nam sang châu Âu. Liệu một container thông thường có đảm bảo chất lượng hàng hóa suốt hành trình kéo dài hàng tuần trên biển không? Đây chính là lý do mà container lạnh ra đời! Mỗi loại hàng hóa đều có những yêu cầu đặc thù, và ngành vận tải đã phát triển nhiều loại container khác nhau để đáp ứng nhu cầu này.
Container khô là loại container tiêu chuẩn, chiếm phần lớn trong vận tải container. Nó thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa khô không yêu cầu điều kiện đặc biệt.
Đây là loại container thường gặp nhất trên thị trường. Nếu hàng hóa của bạn không cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt hay có yêu cầu về thông gió, container khô chính là lựa chọn tối ưu.
Container lạnh được trang bị hệ thống làm lạnh, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển.
Ví dụ, nếu bạn đang xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ, chắc chắn bạn sẽ cần một container lạnh để đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển dài ngày.
Container hở nóc thiết kế không có phần mái cố định, thường được dùng để chở hàng quá khổ hoặc hàng có chiều cao vượt tiêu chuẩn.
Nhờ thiết kế linh hoạt với mái bạt có thể tháo rời, container này giúp việc đóng và rút hàng hóa cồng kềnh trở nên dễ dàng hơn bằng cần cẩu.
Container mặt phẳng có hai bên vách có thể gập lại hoặc tháo rời hoàn toàn, phù hợp để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng.
Nếu bạn từng thấy một chiếc container chở cả một chiếc tàu nhỏ hay một xe công trình cỡ lớn, rất có thể đó là một container mặt phẳng.
Container bồn là loại container chuyên dụng để vận chuyển chất lỏng và khí.
Loại container này giúp các doanh nghiệp vận chuyển chất lỏng hoặc khí dễ dàng mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Các loại container chuyên dụng không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển mà còn nâng cao độ an toàn và bảo vệ hàng hóa hiệu quả hơn. Sau khi đã nắm rõ các loại container phổ biến, bước tiếp theo doanh nghiệp cần quan tâm là quy trình vận chuyển container diễn ra như thế nào.
>> Tìm hiểu thêm về Các loại container
Vận tải container đã trở thành xương sống của ngành logistics và xuất nhập khẩu toàn cầu. Nhưng liệu phương thức vận tải này có phải là giải pháp lý tưởng trong mọi tình huống? Hãy cùng xem xét những ưu điểm và cả những mặt hạn chế mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn cho hàng hóa của mình.
Sự ra đời của container đã cách mạng hóa lĩnh vực vận tải hàng hóa. Nếu trước đây, mỗi kiện hàng phải được xếp dỡ riêng lẻ, dễ hư hỏng và thất lạc, thì giờ đây, container giúp quá trình vận chuyển trở nên nhanh chóng và an toàn hơn nhiều.
● Giảm thiểu rủi ro hư hỏng và mất mát: Container là một “chiếc hộp thép” bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của môi trường, thất lạc hoặc trộm cắp. Điều này đặc biệt quan trọng với hàng dễ vỡ hoặc có giá trị cao.
● Tiết kiệm chi phí và thời gian: Việc đóng hàng ở điểm xuất phát rồi niêm phong đến tận điểm đích giúp giảm thiểu chi phí bốc xếp, lưu kho và xử lý hàng hóa. Đồng thời, quá trình bốc dỡ bằng hệ thống cẩu chuyên dụng cũng nhanh hơn nhiều so với phương thức truyền thống.
● Tính linh hoạt cao: Container có thể vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như đường biển, đường bộ, đường sắt, thậm chí cả đường hàng không đối với container nhỏ. Điều này giúp tối ưu chuỗi cung ứng và giảm thiểu sự phụ thuộc vào một loại hình vận tải duy nhất.
● Tối ưu không gian lưu trữ và vận chuyển: Nhờ thiết kế theo kích thước tiêu chuẩn (20 feet, 40 feet…), container giúp tận dụng tối đa diện tích kho bãi và phương tiện vận chuyển như tàu, xe tải hoặc toa tàu.
Những lợi ích này đã khiến vận tải container trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không có giải pháp nào hoàn hảo, và phương thức này cũng có một số hạn chế nhất định.
Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng vận tải container không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu, đặc biệt đối với một số loại hàng hóa hoặc tuyến vận chuyển cụ thể. Một số điểm hạn chế mà doanh nghiệp cần cân nhắc gồm:
Mặc dù có một số hạn chế, nhưng những lợi ích của vận tải container vẫn vượt trội, đặc biệt với hàng hóa xuất nhập khẩu cần vận chuyển qua khoảng cách xa. Và để giải quyết một số nhược điểm này, ngành logistics đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa quy trình vận tải container.
Vận chuyển container không đơn giản chỉ là xếp hàng lên tàu rồi chờ đến ngày dỡ xuống. Cả quá trình là một chuỗi các bước liên kết chặt chẽ, từ lúc đặt booking đến khi hàng cập bến. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới tiếp cận xuất nhập khẩu hoặc đang tìm cách tối ưu quy trình logistics, hiểu rõ từng giai đoạn sẽ giúp bạn tránh được sai sót và tiết kiệm chi phí.
Những quy trình thường xuyên được sử dụng như:
Dưới đây là tóm tắt quy trình làm hàng xuất.
Tùy theo điều khoản Incoterms trong Hợp đồng mua bán, mà việc đặt Booking là nghĩa vụ của người bán hay người mua. Chẳng hạn với điều kiện CFR, CIF, DDP... thì người bán book tàu.
Trước tiên, là nhà xuất khẩu bạn cần liên hệ với đơn vị vận chuyển, có thể là hãng tàu, NVOCC, hoặc forwarder (đơn vị giao nhận vận tải) để đặt chỗ cho container. Đây là bước quan trọng vì phải đảm bảo có thiết bị (container rỗng) và lịch trình phù hợp.
Sau khi có booking, công ty bạn tiến hành đóng gói, kiểm tra hàng hóa, và đóng hàng vào container. Với hàng xuất khẩu, cần chuẩn bị những chứng từ như:
Lưu ý:
Sau khi đóng hàng, container sẽ được vận chuyển đến cảng xuất khẩu bằng xe đầu kéo hoặc sà lan (nếu đi từ ICD – cảng cạn). Bạn cần kiểm tra các yếu tố sau trước khi container rời kho nhà máy:
Hải quan kiểm tra thông tin tờ khai và có thể yêu cầu kiểm tra thực tế container, tùy kết quả phân luồng. Thường, bạn sẽ thấy có 3 trường hợp chính có thể xảy ra:
Nếu mọi thứ đúng quy định, container sẽ được thông quan và sẵn sàng xếp lên tàu.
Container được xếp lên tàu và hành trình đến cảng đích theo lịch trình đã lập. Nhà xuất khẩu chuẩn bị và gửi cho nhà nhập khẩu nước ngoài bộ chứng từ gồm:
Khi tàu khởi hành, bạn có thể theo dõi lộ trình qua hệ thống tracking của hãng tàu.
Sau hải trình trên biển, container hàng đến cảng đích và cũng trải qua 1 quy trình nhập khẩu tương tự (hải quan, kiểm tra hàng hóa), nhưng theo hướng ngược lại với hàng xuất. Nhà nhập khẩu cũng chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục thông quan:
Sau khi hoàn tất các thủ tục thông quan, container được vận chuyển về kho nội địa và dỡ hàng.
Mỗi bước trong quy trình vận tải container đều cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan. Sau khi hiểu rõ quy trình này, hãy cùng tìm hiểu cách công nghệ đang thay đổi ngành vận tải container như thế nào trong thời đại số.
Ngành logistics hiện nay đang có sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ vào công nghệ. Trong lĩnh vực vận tải container, sự kết hợp giữa công nghệ số và hạ tầng vận chuyển truyền thống giúp tối ưu hóa chi phí, giảm thời gian giao hàng và nâng cao tính minh bạch. Vậy những công nghệ nào đang được áp dụng và chúng tác động ra sao đến chuỗi cung ứng?
Công nghệ IoT và theo dõi container thời gian thực
Một trong những thách thức lớn nhất của vận tải container chính là khả năng giám sát hàng hóa trong suốt hành trình. Trước đây, doanh nghiệp chỉ có thể ước tính thời gian giao hàng dựa trên lịch trình chung, nhưng giờ đây, nhờ vào Internet of Things (IoT), họ có thể theo dõi vị trí container theo thời gian thực.
Ví dụ, một công ty xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam từng gặp vấn đề khi lô hàng bị chậm tại cảng trung chuyển Singapore, nhưng không thể xác định chính xác lý do. Sau khi áp dụng công nghệ IoT, họ có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin, liên hệ hãng tàu để xử lý ngay lập tức, tránh tổn thất hàng hóa.
Blockchain và tính minh bạch trong vận tải
Blockchain không chỉ là công nghệ dành cho tiền điện tử. Trong vận tải container, blockchain giúp tăng cường tính minh bạch thông qua hệ thống sổ cái phi tập trung, nơi mọi giao dịch và chứng từ được ghi nhận một cách không thể thay đổi.
Chẳng hạn, Maersk - một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới - đã hợp tác với IBM để phát triển nền tảng blockchain TradeLens, qua đó giúp giảm thời gian xử lý chứng từ, rút ngắn thời gian giao hàng và cải thiện hiệu suất vận hành.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và tối ưu hóa chuỗi cung ứng
AI ngày càng trở thành công cụ quan trọng trong quản lý vận tải container. Nhờ phân tích dữ liệu lớn, AI giúp tối ưu hóa hoạt động vận chuyển, từ việc lựa chọn tuyến đường hiệu quả nhất đến dự đoán khả năng tắc nghẽn cảng.
Ví dụ điển hình là ứng dụng AI trong việc tối ưu tuyến đường biển, giúp hãng tàu giảm tiêu thụ nhiên liệu bằng cách tránh các khu vực có điều kiện thời tiết xấu hoặc ùn tắc cảng biển.
Công nghệ tự động hóa ở cảng và kho bãi
Ngoài công nghệ số, các cảng biển và kho bãi cũng đang dần chuyển sang mô hình bán tự động hoặc hoàn toàn tự động. Các hệ thống như cần cẩu tự động, xe nâng không người lái giúp tăng tốc độ xử lý hàng hóa mà không phụ thuộc quá nhiều vào lao động truyền thống.
Tự động hóa không chỉ mang lại hiệu quả vận hành mà còn giúp giảm sai sót, tăng độ an toàn trong công tác bốc dỡ container.
Với sự phát triển liên tục của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, vận tải container cũng đang trải qua nhiều thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật mà doanh nghiệp nên lưu ý trong thời gian tới.
Tăng cường sử dụng năng lượng xanh
Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến ngành vận tải biển, buộc các hãng tàu phải tìm cách giảm lượng khí thải carbon. Xu hướng sử dụng năng lượng sạch như nhiên liệu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng), hydrogen hoặc thậm chí điện đang được đẩy mạnh.
Xu hướng này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định môi trường mà còn giảm chi phí nhiên liệu về lâu dài.
Mạng lưới logistics thông minh và đa dạng phương thức vận tải
Thay vì chỉ dựa vào một phương thức vận tải duy nhất, các doanh nghiệp đang kết hợp nhiều hình thức khác nhau để tối ưu hành trình giao hàng.
Ví dụ, tuyến vận tải container từ Trung Quốc đến châu Âu qua đường sắt đang ngày càng phổ biến do chi phí rẻ hơn hàng không và nhanh hơn đường biển truyền thống.
Sự phát triển của các cảng nước sâu và kho bãi thông minh
Cuối cùng, để đáp ứng sự gia tăng lưu lượng hàng hóa, các quốc gia đang đầu tư mạnh vào cảng nước sâu và hệ thống kho bãi hiện đại.
Với những thay đổi này, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.
Vận tải container đã trải qua một hành trình dài từ những ngày đầu sơ khai đến khi trở thành xương sống của thương mại toàn cầu. Với sự ra đời của container tiêu chuẩn, ngành logistics đã có một bước ngoặt lớn, giúp việc luân chuyển hàng hóa nhanh hơn, an toàn hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Ngày nay, có rất nhiều loại container khác nhau phục vụ đa dạng nhu cầu vận chuyển, từ hàng khô, hàng lạnh đến hàng siêu trường siêu trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm rõ rệt như dễ dàng xếp dỡ, giảm thời gian lưu kho, vận tải container vẫn tồn tại một số thách thức như chi phí đầu tư cao, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và vấn đề tắc nghẽn cảng.
Với sự hỗ trợ của công nghệ như IoT, AI hay blockchain, ngành vận tải container đang không ngừng đổi mới để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Trong tương lai, xu hướng tự động hóa và các giải pháp logistics thông minh sẽ tiếp tục định hình lĩnh vực này, giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả và củng cố vị thế trong thị trường toàn cầu.
Chuyển từ Vận tải container về Trang chủ
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.