Việc tìm hiểu khái niệm Incoterms là gì có thể xem là bước cơ bản với những ai học và làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể nhiều người đã từng tiếp xúc và nghe thuật ngữ này quen quen, nhưng hiểu rõ và áp dụng thuần thục Incoterms trong công việc lại là vấn đề khác.
Trong bài viết này tôi sẽ nêu và giải thích lại định nghĩa về Incoterms, tóm tắt những điều kiện chủ yếu, và những điều cần lưu ý khi sử dụng những điều kiện của Incoterms trong giao dịch ngoại thương.
Trước hết là phần khái niệm…
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:
Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo Incoterms tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000, 2010, hay 2020.
Chẳng hạn, các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết tên gọi như sau:
Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
Sơ đồ minh họa các điều kiện Incoterms 2010 như trong hình dưới đây.
Xem thêm:
>> Chi tiết về Incoterms 2010
>> Incoterms 2010 tiếng Việt (Download)
Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm:
Giả sử nếu không có các điều khoản Incoterms này, hai bên mua bán sẽ phải đàm phán từng chi tiết, và như vậy thì hợp đồng sẽ trở nên dài dòng và mất nhiều thời gian thương thảo. Thay vì vậy, Incoterms quy định sẵn một bộ các quy tắc, kiểu thành block có sẵn với chi tiết kèm theo. Khi đã lựa chấp thuận sử dụng quy tắc nào, thì coi như đã “tích hợp” những nội dung của quy tắc đó vào hợp đồng, đỡ phải thảo luận dài dòng, mà vẫn đảm bảo tính thông hiểu cao nhất (tất nhiên, không hiểu do yếu nghiệp vụ thì miễn bàn).
Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm! |
Incoterms có giá trị pháp lý như luật định không? Có bắt buộc phải thực hiện không?
Câu trả lời là: KHÔNG NHẤT THIẾT.
Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Họ có thể thỏa thuận theo ý mình, và chẳng cần để ý tới thuật ngữ Incoterms làm gì.
Tuy nhiên, vì lợi ích mà bộ quy tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms, thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.
Các bạn cần lưu ý rằng Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Đó là nhưng tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp. Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế.
Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.
Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại quốc tế, các bạn phải nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà mình áp dụng. Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam kết trách nhiệm.
Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010. Bạn có thể xem nội dung Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterms
Trong quá trình tác nghiệp trong nhiều năm, tôi thấy một số bạn quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng. Điều này nếu không được chỉnh sửa kịp thời, thì có thể gây ra không ít rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.
Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.
Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.
Nhiều người mới làm xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán. Có thể do các bạn đó còn chưa nắm rõ tính chất của Incoterms hoặc còn ít kinh nghiệm, chưa linh hoạt trong việc áp dụng.
Cần lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.
Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng. Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Còn những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho… thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms, và do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
Theo sự phát triển của thương mại quốc tế từng thời kỳ, mà các điều khoản trong Incoterms cũng có sự thay đổi để cập nhật.
Trong hình dưới đây, là tóm tắt những thay đổi đó, bạn có thể tham khảo và so sánh.
Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
Đến đây tôi xin kết thúc bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn Incoterms là gì.
Nhân tiện, công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế, cũng như có thế mạnh về thông quan hàng xuất nhập khẩu tại Hải Phòng. Rất vui được kết nối và phục vụ.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Incoterms là gì về Xuất nhập khẩu
Chuyển từ Incoterms là gì về Trang chủ
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.