Ký hậu vận đơn là một nghiệp vụ quan trọng và cũng khá phổ biến trong lĩnh vực ngoại thương cũng như vận tải biển.
Vậy thực sự ký hậu nghĩa là gì? Và tại sao phải làm như vậy?
Tôi sẽ giải thích chi tiết trong phần dưới đây. Trước hết là khái niệm…
Nôm na nghĩa là việc chủ hàng ký vào phía sau vận đơn gốc, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với lô hàng liên quan.
Ký hậu áp dụng cho vận đơn đường biển. Còn trong vận tải đường hàng không thì do Airway Bill không có chức năng chứng từ sở hữu, nên không có nghiệp vụ ký hậu đi kèm.
Nghiệp vụ ký hậu phải thực hiện trên vận đơn gốc (Original), loại vận đơn theo lệnh (To Order Bill of Lading), và chủ hàng phải thực hiện ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn.
Thực chất, nghiệp vụ ký hậu này đi song hành với loại vận đơn theo lệnh. Đây là loại vận đơn mà hàng hoá ghi trên đó sẽ được giao theo lệnh của Người nhận hàng (Consignee) bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.
Cụ thể hơn, hãng vận chuyển nhận lô hàng để chuyển đến cảng đích. Trên vận đơn gốc, ô Consignee sẽ ghi dòng: “To order of” + tên Consignee. Nghĩa là Consignee này có quyềnnhận hàng hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác.
Khi muốn chuyển quyền sở hữu, Consignee nêu trên sẽ ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn, gọi là ký hậu vận đơn. Có một số cách phổ biến như sau:
Ngoài ra, có loại ký hậu để trống (to order blank endorsed), tương ứng với loại vận đơn ký hậu để trống, cho phép bất kỳ người nào nắm giữ vận đơn đều có quyền sở hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn. Loại này không thông dụng, nên tôi không đề cập chi tiết ở đây.
Trước hết, tôi lấy ví dụ theo thực tế của 1 khách hàng bên tôi như hình dưới đây. Tên khách hàng đã được xóa đi để bảo mật thông tin.
Theo hình trên, là B/L theo lệnh của Ngân hàng BIDV. Người nhận hàng trên B/L là “To order of Bank...”, nghĩa là giao hàng theo lệnh của Ngân hàng này.
Khi người nhập khẩu thực sự (trong ô Notify Party) thanh toán xong cho Ngân hàng, thì phía Ngân hàng sẽ ký đóng dấu vào phía sau vận đơn + tên của chủ hàng (ở đây là công ty...). Như vậy, ngân hàng đã thực hiện nghiệp vụ ký hậu vận đơn.
Khi có B/L ký hậu, chủ hàng có thể làm tiếp thủ tục cần thiết để nhập khẩu lô hàng.
Nói chung việc ký hậu cũng không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục cho các lô hàng nhập khẩu (có ngân hàng ký hậu bộ chứng từ), tôi thấy thỉnh thoảng khách hàng có sơ suất nên việc làm thủ tục bị vướng mắc, chậm trễ. Cụ thể như sau:
Trong bài viết này tôi đã trình bày về việc ký hậu vận đơn, cho vận tải đường biển. Còn đường hàng không thì Airway Bill không có chức năng chứng từ sở hữu, nên không có nghiệp vụ ký hậu đi kèm.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.