Hiện chưa thấy tổ chức kinh tế xã hội nào có số liệu chính xác về số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam, kể cả Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) là một hiệp hội chuyên ngành.
Theo số liệu không chính thức, đến đến đầu năm 2022 Việt Nam có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Trong số này, có trên 500 doanh nghiệp là hội viên của VLA, gồm cả hội viên chính thức và hội viên liên kết. Quy mô các doanh nghiệp phần nhiều đều thuộc loại vừa và nhỏ.
Các công ty logistics Việt Nam được chia thành ba nhóm chính: (1) Công ty nước ngoài với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh, (2) DN tập đoàn nhà nước, (3) công ty tư nhân (theo ông Trịnh Ngọc Hiến, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Vinafco).
Nhóm thứ nhất - đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia, là những khách hàng có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói.
Nhóm thứ hai - chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ. Phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải và vận tải phân phối rơi vào khối doanh nghiệp này.
Nhóm thứ ba – nhóm có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tương đồng - các công ty tư nhân, cổ phần là những thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Ở nhóm thứ ba này, cả nhà cung ứng dịch vụ logistics lẫn người sử dụng dịch vụ đều đang thay đổi rất nhanh nhận thức về logistics. Khi quyền lợi của người làm chủ gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, họ luôn tính toán phương án hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là các yếu tố tác động đến chi phí và cạnh tranh.
Theo nguồn Ngân hàng thế giới (Worldbank) chỉ số đánh giá phát triển logistics (LPI) của Việt Nam vào tháng 9/2011 là 2,96. Xếp hạng 53 trên tổng số 155 quốc gia được đánh giá (bằng mức 2010), và xếp thứ 5 trong khối ASEAN.
Vietnam's Logistics Performance Index
Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:
Xem chi tiết số điểm từng tiêu chí tại đây.
Đến năm 2018, Việt Nam đã tăng thêm 25 bậc, và đứng thứ 39/160 nước. Ngoài ra, Việt Nam là nước đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba, sau Singapore (hạng 7) và Thái Lan (hạng 32).
Dưới đây là danh sách Top 10 doanh nghiệp Logistics Việt Nam do Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) bình chọn năm 2021:
Thông tin chi tiết hơn về năm thành lập, dịch vụ của các công ty này như hình dưới đây:
Chuyển từ Logistics Việt Nam về Logistics là gì?
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.