Tham vấn giá hải quan là gì? Tại sao cần tham vấn? Những câu hỏi này chắc chắn bạn sẽ gặp nếu làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Với hàng nhập khẩu, việc xác định trị giá hàng để tính thuế là việc quan trọng với cả chủ hàng (lo tiền thuế), và cơ quan hải quan (thu thuế).
Theo lẽ tự nhiên, chủ hàng thích nộp thuế ít để giảm giá thành. Do đó, trong nhiều trường hợp nhất là đối với những mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao như sữa bột, camera, máy chiếu… người nhập khẩu tìm cách khai giá hàng thấp hơn thực tế. Cách thường thấy là “khai man”, tạo bộ chứng từ giả cho phù hợp với giá cần kê khai.
Ngược lại, phía cơ quan hải quan lại chịu áp lực thu thuế theo chỉ tiêu đã được giao. Vì vậy họ có “xu hướng” muốn thu thuế cao. Một cách vô tình hay hữu ý, việc xác định giá hàng cao sẽ được các bác ưu ái.
Hai động cơ xác định giá ngược nhau với cùng một lô hàng: chủ hàng muốn lấy giá thấp, còn hải quan muốn áp giá cao. Nếu không đạt được sự thống nhất, và người nhập khẩu không đồng ý mức giá cán bộ hải quan tiếp nhận đưa ra, hai bên sẽ dùng biện pháp tham vấn giá hải quan.
Vậy...
Tham vấn giá là việc cơ quan hải quan chất vấn chủ hàng để làm rõ giá khai báo trên tờ khai hải quan có đúng với thực tế hay không.
Thực chất, tham vấn là quá trình mà cả phía chủ hàng và hải quan đều đưa ra những thông tin, tài liệu làm bằng chứng để chứng minh rằng mức giá mà mình đưa ra là phù hợp.
Tất nhiên, rất có thể 2 bên không đi đến được sự thống nhất ý kiến sau buổi làm việc, gọi là có "tranh chấp về giá". Khi đó, nếu chủ hàng không muốn chậm trễ giải phóng hàng, thì phải nộp khoản đảm bảo tại kho bạc Nhà nước, theo mức giá mà cơ quan hải quan đưa ra.
Sau khi nộp đảm bảo là có thể thông quan, hoặc giải phóng hàng trước, rồi tiến hành làm bước tiếp theo...
Sau khi có quyết định tham vấn, hải quan chi cục sẽ làm hồ sơ chuyển về phòng có chức năng tham vấn giá của Cục hải quan. Ở Hải Phòng, thì đó là Phòng Thuế Xuất nhập khẩu – Cục Hải quan Hải Phòng, ở địa chỉ 159 Lê Hồng Phong (đối diện Big-C cũ). Phòng này sẽ gửi Giấy mời mời đại diện của chủ hàng đến làm việc vào ngày giờ hẹn trước.
Thời hạn tham vấn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.
Tới ngày giờ hẹn đó, đại diện chủ hàng hoặc người được ủy quyền (có thể người của công ty dịch vụ hải quan) đem theo hồ sơ chứng từ như hướng dẫn trong giấy mời. Thường là những giấy tờ sau:
Một buổi tham vấn giá hải quan
Trong buổi làm việc, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu bạn đưa ra các tài liệu chứng minh mức giá đã khai báo. Chẳng hạn:
Tóm lại, bạn cần chứng minh và thuyết phục được rằng mức giá đã khai báo là giá thực tế mà chủ hàng phải trả, và người nhập khẩu cũng không có quan hệ đặc biệt bà con thân thích gì giữa người mua và người bán.
Về phía hải quan, họ sẽ dùng danh mục quản lý rủi ro và cơ sở dữ liệu sẵn có, đưa ra giá tham khảo của những lô hàng giống hệt hoặc tương tự của những nhà nhập khẩu khác. Theo đó họ sẽ dùng nghiệp vụ để khéo léo “ép” chủ hàng theo mức giá cao này.
Về bản chất, buổi làm việc là quá trình tranh luận, vì bên nào cũng tìm cách bảo vệ chính kiến của mình. Nếu doanh nghiệp đầy đủ chứng cứ, và có lý lẽ thuyết phục, hải quan cũng sẽ chấp nhận giá đã khai báo ban đầu. Còn nếu không, phía doanh nghiệp sẽ phải chịu mức giá hải quan "ấn định", hoặc mức nào đó nằm giữa khoảng đó.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình tham vấn, bạn có thể tham khảo để chuẩn bị phương án giải đáp:
Sau khi tham vấn, hải quan sẽ làm biên bản tham vấn, trong đó có nêu rõ những câu hỏi cũng như phần trả lời trong buổi làm việc. Đồng thời, họ sẽ ra Thông báo nêu rõ ý kiến của của đại diện cơ quan hải quan: chấp nhận hay không chấp nhận trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu, hoặc áp đặt ở mức cụ thể nào đó.
Dựa trên kết quả tham vấn, doanh nghiệp làm thủ tục để được hoàn tiền đảm bảo, nếu giá ban đầu được chấp nhận, hoặc áp đặt ở mức trung gian nào đó.
Thực chất, chẳng chủ hàng nào thích bị tham vấn giá hàng nhập khẩu, vì chắc chắn sẽ vừa mất công, vừa mất chi phí. Nhưng nếu cần, họ cũng vẫn phải thực hiện, nếu muốn bảo vệ mức giá mình đã khai báo trong tờ khai hải quan. Và như tôi thấy, cũng không hiếm trường hợp, phương án tối ưu lại là “của đồng chia ba, của nhà chia đôi” mới được việc.
Còn bạn, bạn đã tham vấn giá bao giờ chưa? Bạn thấy thế nào? Có kinh nghiệm, hay tuyệt chiêu gì có thể chia sẻ cho mọi người được không?
Xem thêm bài viết: Tham vấn giá: Nỗi niềm của hai “đối tác”
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.