Thuế nhập khẩu là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
>> Phần mềm tính thuế nk trực tuyến tại đây
Bạn cũng nên hiểu bên cạnh thuế này, còn có các sắc thuế khác cùng áp vào hàng nhập khẩu. Chí ít cũng là thêm thuế VAT; còn với một số loại hàng đặc thù sẽ phải chịu thêm sắc thuế khác như thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế môi trường.
Với nhiều chủ hàng thường không phân định rõ những loại thuế trên, mà quan tâm hơn đến tổng tiền thuế phải nộp là bao nhiêu, và gọi một cách chưa chính xác là thuế nhập khẩu (với ngụ ý tất cả các loại thuế đánh vào lô hàng nhập đó).
Nội dung chủ hàng cần tìm hiểu trước tiên là mặt hàng bạn đang muốn nhập về chịu thuế suất thuế nhập khẩu bao nhiêu phần trăm.
Việc này khá đơn giản nếu công ty bạn đã từng nhập cùng loại hàng trong thời gian gần đây. Lúc đó, bạn chỉ cần sử dụng mức thuế như mức cũ. Nếu lô gần nhất là từ năm trước đó, hoặc nếu có thay đổi chính sách thuế gần đây, thì cũng bạn cũng nên cẩn thận kiểm tra lại xem mức thuế mới có khác đi không.
Nếu mặt hàng là mới, bạn chưa từng nhập trước đây, thì bạn cần áp mã HS cho loại hàng đó. Sau khi xác định được mã HS Code, bạn sẽ dùng Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để tra cứu xem dòng hàng của bạn chịu từng loại thuế là bao nhiêu phần trăm.
Theo quy định hiện tại, thuế suất của loại thuế này thường có 3 mức:
Lấy ví dụ: bạn muốn nhập mặt hàng bếp ga từ Trung Quốc về để bán trong nước. Đầu tiên, sử dụng các phương pháp áp mã HS, bạn xác định được HS Code của mặt hàng này là 73211100.
Tra biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, bạn sẽ thấy thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 15%; trường hợp có C/O form E hợp lệ, mức thuế ưu đãi đặc biệt chỉ còn 0%. Ngoài ra, thuế VAT cho hàng này là 10%, và không có thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế môi trường.
Sau khi xác định được thuế suất thuế nhập khẩu, bạn chuyển sang bước tiếp theo, bằng cách tìm hiểu …
Cách tính thuế khá đơn giản theo công thức sau:
Thuế NK = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK
Thuế GTGT= (Trị giá tính thuế hàng NK+thuế NK)*Thuế suất thuế GTGT
Như vậy nếu chỉ có 2 loại thuế trên, số tiền thuế bạn thực thế phải trả cho lô hàng là:
Tổng tiền thuế: = Thuế NK + thuế GTGT
Ở phần trên, tôi nêu cách tính thuế trong trường hợp hàng nhập khẩu chỉ chịu thuế nhập khẩu và VAT.
Với một số mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam, bạn sẽ phải chịu thêm một hoặc cả 2 loại thuế sau:
Khi đó công thức tính thuế bổ sung như sau:
Tổng thuế: = Thuế NK + thuế TTĐB + thuế BVMT
+ thuế GTGT
Trong đó:
Nếu để ý, bạn có thể thấy những giá trị tính thuế của những loại thuế tính sau sẽ gồm cả tiền thuế tính trước đó. Cái này gọi là “thuế chồng thuế” mà các chủ hàng vẫn thường phàn nàn.
Ngoài ra, việc tự tính thuế và nộp thuế là trách nhiệm của người nhập khẩu. Vì vậy, bạn nên hết sức cẩn thận khi tra cứu, tính, khai báo, và nộp thuế cho hàng nhập khẩu của mình. Nếu bạn tự lên tờ khai hải quan, thì trên thực tế phần mềm khai báo hải quan có chức năng giúp bạn tự tính thuế. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, người khai hải quan vẫn nên tự tay tính lại để đối chiếu số tiền thuế.
Với những tờ khai của khách hàng, tôi luôn yêu cầu nhân viên tự tính và kiểm tra bằng Excel trước khi gửi Tờ khai in thử cho khách hàng. Cách làm đó sẽ tăng tính tin cậy và độ chính xác lên rất nhiều.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ đại lý hải quan, hoặc cần hỏi về cách tính thuế, vui lòng liên hệ với tôi.
Trên đây tôi đã trình bày về một số vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu, cũng như cách tính và những loại thuế liên quan.
Chúc bạn thuận lợi trong việc tính & nộp thuế, cũng như trong thủ tục hải quan.
Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!
Chuyển từ Thuế nhập khẩu về Thủ tục hải quan
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.