Vận tải đường bộ

Với đa số chủ hàng, vận tải đường bộ có lẽ là phương thức phổ biến nhất hiện nay.

Nếu đi cự ly ngắn, đương nhiên đường bộ là thuận tiện hơn cả, có lẽ chỉ trừ đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Ở đa số các nơi, vận chuyển hàng hóa phải dùng phương tiện giao thông đường bộ: trong nội thành, liên tỉnh, bắc nam…

Với hàng hóa quốc tế, việc vận chuyển cũng đa phần phải kết hợp đường bộ với phương thức khác như đường biển, đường hàng không…

Phương tiện vận tải

Vận tải đường bộ

Nếu xét theo vận tải bộ nói chung, các phương tiện di chuyển bằng đường bộ đều có thể liệt kê vào đây, vì chúng đều “vận chuyển” một thứ gì đó. Và nếu vậy, phương tiện vận tải bộ chia theo công dụng thì gồm rất nhiều: xe khách, xe tải, xe lam, xe thồ…

Theo chủ đề của website, ở đây tôi chỉ nói tới xe tải, không bàn tới xe khách hay các loại phương tiện vận tải đường bộ khác.

Xét theo góc độ chủ hàng, có lẽ bạn quan tâm các loại xe tải như sau:

Theo chủng loại xe:

  • Xe tải thùng: loại xe có thùng, kín hoặc hở mái. Loại này phù hợp với hàng nội địa các cự ly ngắn (taxi tải) vừa (liên tỉnh) và dài (bắc nam), những lô hàng xuất nhập khẩu nhỏ (không đủ đóng container), hoặc những lô hàng lớn tập kết cho tàu hàng rời.
  • Xe container: chuyên dụng để chở container các loại 20’, 40’, flatrack… Với xe container loại rơ-mooc sàn, có thể chở hàng thép cuộn, thép thanh, thép bó, hay những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn. Xem thêm về xe container.
  • Xe bồn: vận chuyển hàng lỏng, hoặc hóa lỏng: xăng dầu, ga hóa lỏng, hóa chất…
  • Xe fooc: chở hàng siêu trường siêu trọng cho các công trình, dự án. Với những hàng thiết bị, kích thước vượt qua tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe container, thì phải dùng xe chuyên dụng loại này.

Theo trọng tải xe

Có nhiều loại: sức chở từ vài tạ, vài tấn, đến vài chục tấn. Cá biệt có thể có những xe chở hàng đặc biệt lên đến trăm tấn, nhưng cần giấy phép mới được lưu hành.

Tải trọng đường bộ

Chủ hàng cần lưu tâm tới vấn đề tải trọng tối đa đóng hàng với xe, khi tính toán phương án và chi phí vận chuyển.

Thường thì cả chủ xe và chủ hàng đều muốn đóng quá tải để giảm phí vận tải. Tuy nhiên, điều này gây nhiều hệ lụy đến an toàn giao thông, kết cấu cầu đường.

Trạm cân di động

Từ ngày 1/4/2014, các cơ quan hữu quan kiểm tra phạt quá tải rất mạnh. Các trạm cân di động đặt trên hầu hết các tuyến đường trọng điểm. Điều này về cơ bản tạo được sự đồng thuận của dự luận, nhưng không được chủ hàng hoan nghênh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của lô hàng.

Chủ hàng cho rằng việc siết tải trọng như vậy sẽ đội giá thành, giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng xấu tới kinh doanh. Các doanh nghiệp vì thế sẽ phải giảm sản lượng, thu hẹp quy mô, tạo ít việc làm, giảm đóng thuế…

Phía cơ quan nhà nước thì lập luận: trước đây anh chở quá tải để được hưởng lợi, giờ làm đúng, anh không hài lòng là phải rồi. Và phải đưa vận tải đường bộ về đúng giá trị thực của nó…

Công ty tôi làm dịch vụ giao nhận vận chuyển. Nhiều khi, việc thuê xe vận chuyển rất khó khăn. Thực tế thì tổng lượng hàng vẫn như trước, nhưng do xe container 40’ không chạy được kẹp đôi, tự nhiên thành ra thiếu xe.

Tôi hiểu về phía chủ hàng cũng vất vả không kém, vừa khó gọi xe, vừa phải trả thêm chi phí.

Tất nhiên, cũng vì trước đây luật không nhất quán, không nghiêm. Chủ hàng đã quá quen với việc quá tải, và coi đó là “đương nhiên”. Giờ có thay đổi, chắc cũng mất thời gian mới làm được. Và cũng không biết có duy trì được lâu dài không (?), hay cũng lại “đánh trống bỏ dùi” như rất nhiều lần trước.

Có vẻ ngay trước mắt, chỉ có nhà xe là hưởng lợi nhờ chính sách hạn chế tải trọng đường bộ. Họ vẫn luôn miệng phàn nàn vì hay bị phạt, vì hàng nhiều không phục vụ hết, vì bị chủ hàng kêu ca. Nhưng giờ xe làm không hết việc, nhà xe ở vị thế cao hơn khách hàng, cước vận chuyển cũng tăng lên theo quy luật cung cầu.

Về hiệu quả mà nói, xe chở nhẹ hơn trước, ít tốn nhiên liệu hơn, cước cao hơn thì đương nhiên nhà xe thu lợi lớn. Điều này có thể thấy rõ hơn khi rất nhiều các công ty vận tải đường bộ đều tìm mua thêm xe container, thêm rơ mooc. Và giá xe cũng vì thế mà tăng vọt.

Xe quá tải

Xe quá tải rồi, phạt!!!

Tìm công ty vận tải đường bộ

Xe container chở hàng hóa

Vận chuyển & thủ tục hải quan

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi!



Khi tìm thuê xe vận tải, chủ hàng cũng cần lưu ý những điểm dưới đây.

  • Tìm hiểu nhà xe chuyên tuyến đường nào. Họ có thể chạy tất cả các cung đường, nhưng thường chỉ mạnh một vài tuyến trọng điểm nào đó. Chẳng hạn như ở miền bắc, xe chở hàng tạm nhập tái xuất chạy đi biên giới, thường không mạnh tuyến nội địa. Ở trong miền Nam, xe chuyên đi miền Tây sẽ không thích đóng trả hàng ở Đồng Nai, Bình Dương… Khi biết rõ tuyến mạnh của đối tác, chủ hàng sẽ có cơ hội được dịch vụ tốt, với giá cước cạnh tranh hơn.
  • Hỏi công ty vận tải thực sự sở hữu bao nhiêu xe mỗi loại. Thường họ nói đang khai thác bao số lượng nào đó, nhưng có khi thực sự chỉ sở hữu 1-2 xe. Số còn lại là hợp tác với đơn vị khác. Tất nhiên cách phối hợp như vậy cũng là cung cấp thêm lựa chọn cho khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả nói chung. Chỉ có điều chất lượng dịch vụ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, khi gọi bắc cầu như vậy.
  • Nếu hàng là container 20’ đơn lẻ, bạn nên hỏi nhà xe giá cước họ báo là cho 1 cont của bạn, hay kết hợp với cont khác (để tiết kiệm). Nếu là đóng kết hợp, hãy kiểm tra xem kho của bạn có cho xe chở kẹp đôi (rơ mooc 40’) có thể quay trở ra vào kho, hoặc đường chỗ bạn được không. Ngoài ra, khi nhà xe tiết kiệm chi phí do đóng kết hợp, bạn cũng nên đàm phán để có giá cước tốt hơn so với chạy đơn.
  • Đừng nên hỏi nhà xe làm vận chuyển trọn gói từ Door-Door. Họ thường chỉ chuyên làm vận tải đường bộ. Một số chủ xe có thể kiêm thêm khai thuê hải quan, nhưng thường không cung cấp dịch vụ vận chuyển biển, nhất là hàng quốc tế. Nếu bạn cần dịch vụ vận chuyển trọn gói door-door, bạn nên liên hệ với các công ty giao nhận vận chuyển, hoặc công ty logistics.

                       Tìm hiểu về dịch vụ vận chuyển door-door tại đây
  • Cước vận chuyển bộ mà nhà xe báo thường là không gồm VAT, phí bốc xếp hàng hóa. Do đó bạn lưu ý khi tính toán phương án giá thành.

Nói chung, vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lựu thông hàng hóa. Việc lựa chọn được đối tác phù hợp cũng quan trọng với hoạt động kinh doanh của mình, bạn cũng nên lưu ý.


Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

 


Chuyển từ Vận tải đường bộ về Vận tải đa phương thức

Chuyển từ Vận tải đường bộ về Trang chủ


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.